banner

Một số kết quả tiêu biểu của giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên năm học 2018-2019

Thứ hai - 01/07/2019 23:21
Dienbien.edu.vn - Năm học 2018-2019 với nhiệm vụ trọng tâm “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên tiếp tục đạt được những kết quả đáng phấn khởi góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học và kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
1. Huy động và duy trì học sinh trong độ tuổi đi học vượt kế hoạch được giao.
Năm học 2018-2019 cấp tiểu học tỉnh hiện có 173 trường tiểu học (06 trường THCS có lớp tiểu học), 537 điểm trường với 2.898 lớp; 68.990 học sinh, tăng 2.691 học sinh, giảm 165 lớp so với năm học 2017-2018. Tỉ lệ học sinh/lớp đạt 23,8, huy động học sinh 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,9% ; huy động học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,8%; 8/10 đơn vị cấp huyện huy động học sinh từ 6 đến 10 tuổi đi học vượt kế hoạch UBND tỉnh giao.
2. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”
Đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương được đông đảo đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh hưởng ứng, nhiệt tình tham gia. Trong quá trình giảng dạy các môn học giáo viên các trường tiểu học đã linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; gắn đổi mới phương pháp với đổi mới hình thức, tổ chức lớp học. Tập trung thực hiện các giải pháp giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất, quan tâm thường xuyên đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
1
Học sinh lớp 3, trường tiểu học Mường Thín, Tuần Giáo học trong tiết học theo
 Mô hình trường học mới
3. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
Chủ động đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học hàng tuần và xây dựng các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học các môn học là nhiệm vụ chủ yếu của các tổ. Năm học 2018-2019 các phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và tổ chức 34 chuyên đề cấp cụm trường, 08 chuyên đề cấp huyện, thị xã, thành phố về “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”, “Phương pháp dạy Tiếng Việt 1 – CNGD", "Cách lập kế hoạch dạy tăng thời lượng Tiếng Việt lớp 1”,… tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, đổi mới kiểm tra đánh giá, giới thiệu các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, các nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, các chuyên đề tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả tại các đơn vị trường.
4. Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học đã được các trường thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, tạo động lực và thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục ở cấp Tiểu học. Việc đánh giá học sinh đã đảm bảo mục tiêu động viên khuyến khích học sinh tích cực vượt khó trong học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh. Giáo viên đã thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực về điểm số cho học sinh, học sinh tham gia nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục, phát huy điểm mạnh để từng bước tiến bộ. Những học sinh có nhận thức chậm hơn so với các bạn trong lớp không bị áp lực, tự ti vì hoàn thành bài học sau các bạn, học sinh được đánh giá, nhận xét, động viên có tinh thần thoải mái, tích cực khi  tham gia học tập.
5. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả cụ thể
Năm học 2018-2019, thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục tại 163 trường, 816 lớp, 12.379 học sinh (80,9%), tăng 7,9% so với năm học 2017-2018 nhằm nâng cao chất lượng học sinh ngay từ lớp 1; tiếp tục áp dụng Mô hình trường học mới Việt Nam tại 153 trường đủ điều kiện với 1.766 lớp, 44.827 học sinh (84,5%); triển khai “Phương pháp bàn tay nặn bột” tại 100% số trường tiểu học 2175 lớp, 53.474 (79,7%), đông đảo đội ngũ giáo viên biết vận dụng linh hoạt áp dụng một phần hoặc toàn phần “Phương pháp bàn tay nặn bột” vào một số tiết học môn Tự nhiên xã hội, Khoa học; chỉ đạo triển khai dạy học Mĩ thuật toàn tỉnh có 156 trường, 2.386 lớp, 57.411 học sinh (84.2%) học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch; tiếp tục triển khai dạy tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh đối với 173/173 (100%) trường tiểu học trong tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Sở đã thành lập các đoàn cốt cán chuyên môn tổ chức khảo sát, tư vấn và mở các chuyên đề tại các cụm trường; tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán nhằm giải đáp, hỗ trợ kỹ thuật cho các giáo viên khi dạy học có khó khăn, vướng mắc.
2
Hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Trường tiểu học Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

Việc giáo dục quốc phòng đã được các trường triển khai dạy tích hợp trong các môn học Tiếng việt, Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Tự nhiên và xã hội và lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thông lịch sử, tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sáng kiến trong việc đưa trò chơi dân gian, múa hát tập thể, võ dân tộc, giáo dục an toàn giao thông, tìm hiểu về quyền trẻ em vào giờ ra chơi giữa các buổi học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 100% các trường tham gia tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và các di tích lịch sử tại địa phương. Hoạt động trải nghiệm tại địa phương cũng được các trường linh hoạt tổ chức cho học sinh tham quan các mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, trồng cà phê, cao su… đã giúp các em có kiến thức thực tế, biết vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự hứng thú, tăng sự hiểu biết và tình yêu quê hương đất nước. 138 trường tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa (rung chuông vàng tìm hiểu về biển đảo, quê hương; sách và cánh cửa tri thức; lịch sử quê hương Điện Biên anh hùng; chúng em cùng thi nấu ăn; ngày hội gói bánh chưng;…) qua đó nuôi dưỡng ước mơ và tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho các em.
6. Nâng cao chất lượng, triển khai có hiệu quả dạy học Tin học, Ngoại ngữ
Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 130 trường, 911 lớp, 27.022 học sinh học Tin học đạt tỷ lệ 68,4% tăng 5,7% so với năm học 2017-2018. Thành phố Điện Biên Phủ có tỷ lệ học sinh lớp 3,4,5 học Tin học đạt 100%, tất cả các đơn vị còn lại đã triển khai dạy học Tin học cho học sinh lớp 3,4,5, trong đó có 7/9 đơn vị đạt tỷ lệ trên 50%. 126/173 trường tiểu học có phòng học tin học. Chất lượng môn Tin học cuối học kỳ II đạt Hoàn thành tốt 9.328 học sinh (34,9%), Hoàn thành 17.396 học sinh ( 65,1%). Chưa hoàn thành 38 học sinh (0,1 %).
3
Phòng học ngoại ngữ được đầu tư hiện đại phục vụ nhu cầu dạy và học
Số học sinh lớp 3,4,5 các huyện, thị xã, thành phố học Tiếng Anh chương trình 10 năm và tự chọn đạt 31.581/39.502 học sinh(79,9%); trong đó dạy Tiếng Anh chương trình 10 năm tại 130 trường, 991 lớp với 22.850 học sinh (đạt 59,6%), tăng 12 trường, 280 lớp, 4.573 học sinh so với năm học 2017-2018; học tiếng Anh tự chọn 2 tiết/tuần tại 39 trường, 331 lớp, 8.844 học sinh, đạt 23,1%.
Các trường đều có đủ sách giáo khoa, thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học tiếng Anh bắt buộc; 77 trường có phòng học Ngoại ngữ riêng đạt tỷ lệ 44,7%. Chất lượng học sinh môn Tiếng Anh được nâng lên đáng kể, tỉ lệ hoàn thành tốt và hoàn thành đạt 99,8%, chưa hoàn thành 0,3%.
Giáo viên Tiếng Anh được tạo điều kiện tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp. Đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh được bổ sung về số lượng và nâng lên về chất lượng. Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 182 giáo viên, tăng 12 giáo viên so với năm học 2017-2018, trong đó có 04 giáo viên đạt trình độ C1, C2 (2,2%); 125 giáo viên đạt trình độ B2 (56,4%).
7. Có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; nâng cao chất lượng học Tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Các đơn vị tổ chức tuyên truyền vận động học sinh khuyết tật ra lớp với phương châm giáo dục bình đẳng như mọi trẻ em khác dưới hình thức học tập hòa nhập, không phân biệt, kỳ thị với trẻ khuyết tật. Học sinh khuyết tật trên địa bàn tỉnh được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật quy định tại Thông tư số 42/2013/TT-BGD ĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Nhằm tạo điều kiện để học sinh khuyết tật được học tập phù hợp với đặc điểm, khả năng và phương thức giáo dục tốt nhất; UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 về thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến Trung tâm sẽ đi vào hoạt động từ năm học 2019-2020. Năm học 2018-2019 đã huy động được 954/1141 trẻ khuyết tật ra lớp đạt 83,6%. Việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh khuyết tật dựa vào sự tiến bộ, học sinh được theo dõi thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập; 954 học sinh khuyết tật được đánh giá xếp loại dựa vào sự tiến bộ.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số được học 2 buổi/ngày, tổ chức cho các khối lớp 2,3,4,5 dạy tăng thêm từ 2 đến 3 buổi/tuần. Đối với các lớp có nhiều đối tượng học sinh dân tộc nhà trường có thể điều chỉnh thời gian thích hợp dạy học các môn học để học sinh hoàn thành đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng. Tiếp tục triển khai tổ chức dạy môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh theo hướng tăng thời lượng dạy học từ 350 tiết lên 504 tiết tại 150 trường tiểu học. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số được học 2 buổi/ngày, tổ chức cho học sinh các khối lớp 2,3,4,5 dạy tăng thêm từ 2 đến 3 buổi/tuần. Đối với các lớp có nhiều đối tượng học sinh dân tộc nhà trường có thể điều chỉnh thời gian thích hợp để tập trung dạy Toán và tăng cường Tiếng Việt.      Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua môn tiếng Việt và các hoạt động giáo dục; thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng Tiếng Việt,…; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” tại lớp, giữa các lớp cùng khối, trong trường và cụm trường.
8. Phát triển đội ngũ, tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Năm học 2018-2019 cấp tiểu học tỉnh Điện Biên có 5.787 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đó trình độ: Thạc sỹ 11; Đại học 1043; Cao đẳng 2.279; Trung cấp 12; Sơ cấp 509. Trong số 4.427 giáo viên có 3.495 giáo viên dạy văn hóa,166 giáo viên Âm nhạc,158 giáo viên Mĩ thuật, 242 giáo viên Thể dục; 80 giáo viên Tổng phụ trách đội; 182 giáo viên Tiếng Anh, 115 giáo viên Tin học. Để nâng cao chất lượng đội ngũ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tập huấn, bồi dưỡng cho 145 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về Giáo dục 5 kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; ra đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Một số kỹ thuật dạy Tiếng Việt lớp 1 – CNGD. Tổ chức bồi dưỡng trực tiếp về phương pháp ra đề tập làm văn theo hướng mở cho 920 cán bộ quản lý, giáo viên các huyện; bồi dưỡng giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và môn Âm nhạc cho 90 giáo viên cốt cán và trên 95% giáo viên tiểu học. Tổ chức bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Thái tiếng Mông cho 68 giáo viên; Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tập huấn cho 166 cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số.
Với đội ngũ giáo viên tiểu học ổn định về số lượng, cơ cấu hợp lý, thực hiện hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên nên chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên có sự chuyển biến tích cực 97,8% cán bộ quản lí và 89,3% giáo viên có trình độ đào tạo cao đẳng và đại học trở lên đủ điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021.
9. Duy trì, nâng cao chất lượng mức độ đạt chuẩn Quốc gia về PCGD tiểu học và phát huy hiệu quả trường đạt chuẩn quốc gia.
Với kết quả huy động học sinh 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,9% (15.759 học sinh); huy động học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,8% (67.674 học sinh). Học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,7%. Mạng lưới trường, lớp học phát triển đồng bộ; các xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học, các bản lẻ có lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, quy mô học sinh phát triển ổn định. Cùng với việc thực hiện hiệu quả giải pháp duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi đi học, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, tăng hiệu quả học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11. Năm 2018 toàn tỉnh có 4/10 đơn vị cấp huyện, thị, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 với 105 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (80,8%); 25 xã đạt phổ cập Tiểu học mức độ 2 (19,2%); có 10/10 đơn vị cấp huyện, thị, thành phố duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, đạt 100%.
Phát huy hiệu quả 115/173 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 66,5% (trong đó có 93 trường đạt chuẩn mức độ 1 và 22 trường đạt chuẩn mức độ 2); có 7/10 đơn vị có tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đạt từ 60% trở lên. Toàn tỉnh có 86/173 trường tiểu học (49,7%) được kiểm định chất lượng giáo dục trong đó 60 trường cấp độ 3, 25 trường cấp độ 2, 01 trường cấp độ 1.
10. Nâng cao chất lượng học sinh tiểu học thông qua kết quả tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Trên cơ sở số lượng giáo viên hiện có Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân các dân tộc về hiệu quả của việc chuyển đổi sang học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để mở rộng quy mô, số lượng trường, lớp dạy 2 buổi/ngày các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể,chi tiết, huy động tối đa số học sinh trên địa bàn học 2 buổi/ngày; bố trí thời khóa biểu hợp lý; tổ chức dạy học hiệu quả các môn chuyên. Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 173/173 trường, 2.773 lớp, 66.422 học sinh học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần) đạt tỷ lệ 96,3%.
Do các trường tiểu học thực hiện khá tốt kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày nên chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tiểu học của tỉnh đã được cải thiện và nâng cao. Kết thúc năm học 2018-2019 môn Tiếng Việt có  19.155 (28,16%) học sinh xếp loại Hoàn thành tốt, 48.213 (70.89%) học sinh xếp loại Hoàn thành, Chưa hoàn thành 644 (0,95%). Môn Toán: xếp loại Hoàn thành tốt đạt 21.021 (30,91%), Hoàn thành đạt 46.433  (68,27%), Chưa hoàn thành 558 (0,82%). Môn Tiếng Anh: xếp loại Hoàn thành tốt đạt 8.815 (27,9%), Hoàn thành đạt 22.628 (71,8%), Chưa hoàn thành 74 (0,3%).
Về năng lực: Năng lực tự phục vụ, tự quản, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề xếp loại tốt đạt từ 40,1% – 44,3%; đạt yêu cầu từ 55,3%-59,3%; cần cố gắng dưới 0,6%. Đánh giá về phẩm chất: Chăm học chăm làm, tự tin trách nhiệm, trung thực kỷ luật, đoàn kết yêu thương xếp loại tốt đạt từ 47,1% – 52,4%; đạt yêu cầu từ 47,4%-52,7%; cần cố gắng dưới 0,3%.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành lớp học đạt 98,9%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,6%.
Với những kết quả đạt được trong năm học 2018-2019, Giáo dục Tiểu học Điện Biên quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019-2020, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Tác giả: Đào Thái Lai

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập551
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm538
  • Hôm nay22,730
  • Tháng hiện tại258,033
  • Tổng lượt truy cập136,609,846
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi