banner

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuần Giáo tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Thái, tiếng Mông trong trường tiểu học, THCS giai đoạn 2011-2020

Thứ sáu - 08/01/2021 04:08
Dienbien.edu.vn: Tuần Giáo là một trong 9 huyện triển khai thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh Tiểu học và THCS của tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, Phòng GD&ĐT Tuần Giáo luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện trong việc triển khai thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn, thực hiện bồi dưỡng giáo viên, bổ sung tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy tiếng dân tộc.
Kịp thời nhận được các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh Điện Biên (Khóa XIV, kỳ họp thứ 3) về việc thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Phê duyệt Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 307/KH-SGDĐT ngày 24/2/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên năm 2020.
Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày hội văn hóa dân gian dân tộc Thái, dân tộc Mông các trường THCS tham gia Đề án tháng 11 năm 2020

Song bên cạnh những thuận lợi, khi triển khai thực hiện Đề án Phòng GD&ĐT cũng gặp không ít khó khăn: Một bộ phận nhỏ người dân chưa thực sự quan tâm và phối hợp với nhà trường trong việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Một số học sinh dân tộc thuộc vùng thuận lợi ít sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp nên vốn từ có phần hạn chế hơn so với học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Thiếu các tài liệu công cụ (từ điển, sách ngữ pháp,...), tài liệu sử dụng qua nhiều năm đã cũ, nên nhiều sách bị hư hỏng, thiếu cho học sinh học. Một số ít giáo viên chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tự tìm hiểu nghiên cứu nên hạn chế về kiến thức ngữ âm, về tổ chức lớp học, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như phương pháp Luyện từ và câu, dạy Tập làm văn. Công tác kiểm tra, tư vấn của ban giám hiệu còn gặp khó khăn do hạn chế hoặc ít hiểu biết về tiếng nói, chữ viết của tiếng Thái, tiếng Mông.
Học sinh Trường tiểu học Chiềng Sinh trong giờ  học tiếng Thái

Để nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện Đề án, Phòng GD&ĐT đã tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo việc dạy và học tiếng Thái, tiếng Mông trong trường tiểu học, THCS qua việc triển khai thực hiện tốt các giải pháp sau:
Tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. Đồng thời ban hành các văn bản thực hiện nhiệm vụ dạy tiếng dân tộc; Quyết định giao chỉ tiêu số trường, số lớp, số học sinh; Quyết định phân công giáo viên dạy tiếng Thái, tiếng Mông,... đề xuất cán bộ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về tiếng dân tộc, am hiểu về văn hóa dân tộc để giảng dạy; xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh. Chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện đảm bảo Chương trình tiếng Thái theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Đồng thời ban hành các văn bản, Quyết định hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ dạy tiếng dân tộc đảm bảo đúng quy định...
Chỉ đạo các trường bố trí thời gian dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh cấp Tiểu học, dạy tự chọn cấp THCS phù hợp với đặc điểm tình hình và hoạt động dạy học của đơn vị. Thực hiện đầy đủ chương trình tiếng Thái, tiếng Mông theo đúng quy định; rà soát, bổ sung tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy tiếng dân tộc; bồi dưỡng đội ngũ và chuẩn bị các điều kiện để triển khai dạy học tự chọn tiếng dân tộc trong các trường tiểu học, THCS theo Thông tư 32 về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong những năm học tiếp theo.
Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, phối hợp với các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương huy động, duy trì số trường, số lớp, số học sinh học tiếng Thái, tiếng Mông. Nâng cao ý thức về việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, điều chỉnh tiến độ học tập, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất phù hợp với đối tượng học sinh. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học vào dạy học tiếng dân tộc, tập trung thực hành kỹ năng viết. Tổ chức đa dạng các trò chơi dân gian, ngày hội văn hóa dân gian, dân tộc Thái, dân tộc Mông; tích cực sưu tầm, sử dụng tranh ảnh, ứng dụng linh hoạt công nghệ thông tin trong giảng dạy; tổ chức giao lưu với các già làng, thế hệ các cụ ông, cụ bà còn lưu truyền được nét truyền thống văn hóa, chữ viết của dân tộc; giới thiệu di sản văn hóa tiêu biểu các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể,... góp phần gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Ta Ma trong giờ  học tiếng Mông

Đổi mới công tác quản lý, xây dựng đội ngũ viên chức quản lý, chỉ đạo dạy tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết tiếng, chữ và văn hóa dân tộc Thái, Mông. Tham mưu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái, tiếng Mông đủ về số lượng, đạt chuẩn, sử dụng hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển dạy học tiếng dân tộc trong giai đoạn mới, đáp ứng được các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với những giáo viên dạy tiếng dân tộc đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra tại các trường thực hiện đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông lồng ghép trong các buổi kiểm tra chuyên đề trong năm học; phát hiện những khó khăn vướng mắc tại các đơn vị trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện để tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.
Tính đến năm học 2020-2021 toàn huyện có 08 trường, 45 lớp và 1.410 học sinh học tiếng Thái (tăng 6 trường, 41 lớp và 1.325 học sinh); 07 trường, 36 lớp và 1.070 học sinh học tiếng Mông (tăng 06 trường, 34 lớp, 1.022 học sinh) so với năm học 2011-2012. Chất lượng học sinh học tiếng Thái, tiếng Mông tại các trường tham gia dạy tiếng dân tộc tương đối đồng đều, các em nhận thức khá tốt về nội dung học tập, có sự phân loại học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành, kết quả 99,6% trở lên học sinh có ý thức học tập, sinh yêu thích môn học và hoàn thành chương trình theo quy định. Đa số học sinh đều nói được thành thạo tiếng của dân tộc mình, cơ bản nắm được nội dung các bài học, nm bắt được kiến thức cơ bản về từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, một số tác phẩm văn học dân gian, phong tục tập huấn, lễ hội, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái, dân tộc Mông.
Các trường tham gia thực hiện Đề án trong giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn huyện đều mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên dạy tiếng dân tộc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cung cấp thiết bị, học liệu, dụng cụ thực hành các trò chơi dân gian; kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa để các trường thực hiện tốt hơn nữa việc dạy tiếng dân tộc trong những năm học tiếp theo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay31,070
  • Tháng hiện tại770,187
  • Tổng lượt truy cập135,248,480
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi