SK-Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ
2017-09-06T05:12:13-04:00
2017-09-06T05:12:13-04:00
/themes/edu-sgd/images/no_image.gif
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
https://dienbien.edu.vn/uploads/logo-so-gddt.png
Thứ tư - 06/09/2017 05:12
Tác giả: Trịnh Thị Thu Hường - Gáo viên trường THPT thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
PHẦN I. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT
Trong quá trình dạy học, thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ n ăng, kỹ
xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Trong đó Hoá học là môn học thực nghiệm nên thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học.
Thí nghiệm Hóa học sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững lý thuyết và qua quá trình rèn luyện kỹ năng làm thực hành làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học qua sách vở. Sự hình thành những câu hỏi, kiểm chứng giả thuyết, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để giải quyết vấn đề trong lí luận và thực tiễn về Hóa học chỉ có thể thực hiện qua các thí nghiệm. Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, nhưng trong khâu hoàn thiện kiến thức, bài thực hành có vai trò rất quan trọng vì ngoài tác dụng phát triển tư duy, ôn tập, tổng kết kiến thức, củng cố niềm tin khoa học cho học sinh nó còn giúp giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường cũng như rèn luyện những đức tính tốt của người lao động: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng…Nhưng hiện nay, việc học tập Hóa học qua các tiết thực hành thí nghiệm theo tôi vẫn chưa thực sự phản ánh đúng với bản chất của khoa học. Trong nhiều năm qua, hình thức giảng dạy thực hành Hóa học là yêu cầu học sinh phải tuân thủ đúng theo những bước đã được soạn thảo trong sách giáo khoa, lặp lại các bài thí nghiệm nhằm kiểm tra các khái niệm và lý thuyết học tại lớp. Như vậy,khi thực hành các em gần như thụ động và rập khuôn mà không có sự sáng tạovà tư duy của riêng mình. Kết quả là sau khi kết thúc mỗi chương, kiến thức, kĩ năng và thái độ thực nghiệm của học sinh hầu như quay lại điểm xuất phát ban đầu. Do vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức khi dạy thực hành Hóa học ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ” trên cơ sở nghiên cứu những lí luận của dạy học thí nghiệm theo hướng tích cực nhằm mục đích tìm ra biện pháp thiết kế dạy thực hành thí nghiệm hóa học theo hướng tích cực với các mong muốn:
- Tổ chức được những giờ thí nghiệm thực hành sát thực bổ ích.
- Giúp học sinh có thêm hứng thú trong học tập, rèn luyện thành nề nếp việc chủ động tư duy, khám phá học hỏi trong quá trình thí nghiệm;
- Tăng cường sự trao đổi thảo luận song song với tổ chức thí nghiệm để học sinh tự tìm ra quy luật;
- Giúp học sinh có thêm những kiến thức thực tiễn theo phương châm học đi đôi với hành để có những bổ sung thiết thực, củng cố cho kết quả học tập về lý thuyết đã tiếp thu được nhằm đưa học sinh vào quá trình học tập tích cực, cho các em có trách nhiệm học và lựa chọn tiến hành thí nghiệm, áp dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm.
- Khơi dậy hứng thú học tập bộ môn Hóa học bằng cách kích thích các học sinh không chuyên Hóa thích làm thí nghiệm Hóa học từ đó các em thích học Hóa học và tự giác ôn tập lại kiến thức một cách chủ động.
...............................
Bạn đọc tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.