banner

CNTT&NCKH - 15 năm vun trồng con chữ ở huyện nghèo tỉnh Điện Biên.

Thứ hai - 09/11/2015 02:38
Theo chân chương trình “Chia sẻ cùng Thầy Cô” do TƯ Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long phối hợp thực hiện, chúng tôi đến huyện nghèo Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Nơi đây có người thầy vừa tận tâm gieo con chữ, vừa nhiệt thành chăm lo, giúp đỡ cho các học trò có gia cảnh khốn khó - thầy giáo Vũ Công Hàm.
Năm nay 39 tuổi, thầy Hàm có 15 năm gắn bó với việc giảng dạy tại các điểm bản thuộc trường PTDTBT tiểu học Keo Lôm, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, một trong những huyện nghèo nhất nước. Xã Keo Lôm nơi thầy công tác cách trung tâm huyện Điện Biên Đông gần 20km, nhiều núi cao, vực sâu hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Đa số người dân ở xã là người dân tộc H’Mông sống dựa vào nông nghiệp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên kinh tế hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Cũng vì đời sống sinh hoạt còn khốn khó ảnh hưởng ít nhiều đến sự chuyên cần và điều kiện học tập của các em nhỏ nơi đây.


Huyện Điện Biên Đông, Điện Biên là một trong những huyện nghèo nhất nước

Lúc đầu khi tiếp nhận công tác tại bản làng và chứng kiến cuộc sống thiếu thốn nơi đây, thầy đã không ngừng trăn trở làm sao để các em có điều kiện học tập tốt hơn, làm sao để có thể giúp đỡ phần nào cho các em bớt gánh nặng mưu sinh khi tuổi còn quá nhỏ. Trải qua 15 năm “cắm bản” giảng dạy, trong niềm vui và tự hào vì mình đã đóng góp phần nào sức lực để chăm lo giáo dục nơi đây, thầy Hàm xúc động chia sẻ: “Từ năm nhận công tác tại trường và dạy ở các điểm bản lẻ đến nay, tôi nhận thấy để hoàn thành tròn vẹn nghĩa vụ của một giáo viên ở điểm bản lẻ quả thật không hề dễ dàng. Trước nhất, mình phải có tư tưởng lập trường kiên định, nhiệt tình với nghề, phải yêu thương học sinh, dạy dỗ và chỉ bảo các em đến nơi đến chốn. Đặc biệt, ở những bản còn nhiều khó khăn, ngoài việc dạy các em mình còn cần quan tâm đến đời sống các em giúp các em chuyên tâm học hành”.


Lớp học của thầy Hàm nằm ở 1 trong những huyện nghèo nhất nước, vậy mà thầy đã có 15 năm gắn bó với nơi này

Quyết tâm là thực hiện, thầy Hàm liên tục vận động đồng nghiệp góp tiền mua từ bút, vở, quần áo đến cả gói mì tôm, quả trứng… cho các em có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn học sinh của mình đủ ăn, đủ mặc để yên tâm học tập. Có học sinh nào bỏ học, nghỉ học thầy cùng với các ban ngành trong bản sớm tối tới nhà vận động để các em tiếp tục tới trường, tới lớp. Thầy luôn gần gũi, tâm sự với phụ huynh học sinh để họ tin tưởng cho con em đến lớp, đến trường Thầy cũng không ngừng trau dồi, tu dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu, tìm tòi phương pháp truyền đạt, giảng dạy dễ hiểu và phù hợp nhất với trình độ nhận thức của từng học sinh để tạo cho các em hứng thú học tập, đặt nền tảng cho việc dạy tốt, học tốt hơn nữa.


Thầy Hàm bên nhà của một học sinh

Trao đổi với Ban Tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng Thầy Cô”, thầy Hàm cho biết niềm vui lớn nhất của thầy là nhận thấy học sinh của mình ngoan ngoãn, kính thầy yêu bạn, chăm chỉ đến lớp học tập. Chúng tôi tin rằng, thầy Hàm và những giáo viên cắm bản khác, với tâm huyết của mình sẽ mang đến chất lượng giáo dục tốt hơn cho các em học sinh vùng cao; mở ra tương lai và cơ hội phát triển giúp các em thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.


Vừa qua, Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long đã có dịp đi thăm một số giáo viên ở khu vực vùng cao phía Bắc. Chia sẻ về mục đích của chuyến đi, Ông cho biết: Với tư cách là đơn vị tổ chức chương trình cùng với Hội LHTN VN và Bộ GD-ĐT, tôi cho rằng mục đích của những chuyến đi thăm giáo viên cắm bản ở vùng cao, vùng sâu là để nắm bắt những thực tế khó khăn trong sinh hoạt, giảng dạy… của thầy cô giáo, lắng nghe những tâm tư, tình cảm của những tấm lòng biết hy sinh vì sự học. Từ những cảm nhận hết sức chân thực này, chúng tôi hy vọng sẽ làm nên một chương trình chia sẻ thật sự có giá trị và ý nghĩa đối với những người “cõng chữ” đi “cắm bản”.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” là một chương trình ý nghĩa được TƯ. Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo Dục – Đào tạo phối hợp cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm tri ân các thầy cô giáo xung kích tình nguyện công tác tại các trường tiểu học điểm lẻ ở các huyện miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, đây cũng xây dựng tiền đề cho bức tranh tươi sáng của học sinh miền núi còn nhiều khó khăn. Chương trình còn là món quà ý nghĩa giành tặng các thầy cô giáo vùng sâu vùng xa nhân ngày nhà giáo Việt Nam, là nguồn động viên to lớn về tinh thần giúp các thầy cô giáo có thể yên tâm công tác, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Hiện chương trình đã chọn được 64 giáo viên tiêu biểu đang công tác ở các trường học điểm lẻ thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Lễ tuyên dương các giáo viên này sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 12/11/2015. Để tìm hiểu về chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, vui lòng truy cập thông tin tại website www.chiasecungthayco.com.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay30,784
  • Tháng hiện tại728,171
  • Tổng lượt truy cập136,180,540
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi