banner

CNTT&NCKH - Xuất hiện USB Killer 2.0 có thể huỷ diệt máy tính trong tích tắc

Thứ năm - 15/10/2015 05:45
Chỉ cần cắm ổ USB "huỷ diệt" này vào, máy tính của bạn sẽ thành "cục gạch" chỉ sau vài giây!


USB Killer 2.0 có hình dáng không khác một ổ USB thông dụng

Bạn đã bao giờ từng dính virus máy tính và phải "cặm cụi" khắc phục hậu quả? Nếu đã từng, hẳn bạn biết sự quái ác của chúng đến mức nào. Tuy vậy, những điều mà bạn từng trải qua có lẽ không thể so sánh được với USB Killer, một thiết bị có hình dạng tương tự một ổ USB nhưng có sức huỷ diệt hết sức đáng sợ.

Nhưng trước hết, USB Killer (cả bản đầu và bản mới nhất) đều không phải là virus. Chúng không phải là phần mềm hay mã độc gì hết. Có nghĩa bạn không thể sử dụng các chương trình diệt virus để chống lại thứ thiết bị phá hoại này.

Về bản chất, USB Killer là một tập hợp các linh kiện điện tử gồm tụ điện, mạch chuyển đổi AC/DC, các FET... được đóng gói thành một thiết bị giống các ổ USB thông dụng. Sau khi được cắm vào máy tính (bất kể hệ điều hành), nó sẽ chuyển đổi dòng điện được xuất ra thành một điện thế 220 V (phiên bản đầu tiên là 110 V) và truyền ngược lại các chân tín hiệu của máy tính. Kết quả là những thành phần chính yếu của máy tính sẽ bị "nướng chín" ngay sau đấy.


Clip demo khả năng huỷ diệt máy tính của USB Killer 2.0

Trong clip demo sức huỷ diệt của USB Killer 2.0, tác giả của thiết bị này, Dark Purple, thực nghiệm trên chiếc laptop Lenovo Thinkpad X60. Bo mạch chủ của chiếc laptop đã bị hỏng hoàn toàn và Purple đã đặt hàng một chiếc board mới để thay thế, dữ liệu trên ổ cứng vẫn không sao. Tuy nhiên đấy chỉ là clip demo, trong trường hợp khác, chúng ta không chắc liệu CPU hoặc RAM hoặc ổ cứng của máy có thể chịu được cú shock như vậy hay không.

Nhưng ý nghĩa của việc Purple làm ra thiết bị này là gì? Lẽ tất nhiên, anh không có ý định dùng nó tấn công người khác. Song với những hacker chuyên nghiệp, những kẻ tấn công có chủ ý, với những kiến thức điện tử trong tay, họ hoàn toàn có thể làm ra một sản phẩm tương tự, thậm chí còn nguy hiểm hơn. Thử hình dung ra một quả bom mini "đội lốt" một ổ flash USB hoặc một ổ cứng di động (để chứa được nhiều thuốc nổ hơn), những nạn nhân "tò mò" rất có thể không kịp hối hận.

Câu chuyện về USB Killer cũng gợi cho chúng ta nhớ lại sâu máy tính Stuxnet xuất hiện cách đây không lâu. Loại virus này không tấn công vào các máy tính bị lây nhiễm, mà là các chip điều khiển hệ thống quạt làm mát trong các lò phản ứng hạt nhân của Iran. Chúng "hẹn giờ" trước cho các chip điều khiển ngưng chạy quạt làm mát, khiến cho chương trình làm giàu uranium của Iran bị đình trệ. Tuy chưa xác định được ai là tác giả của Stuxnet, nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng các hacker của Mỹ hay Israel đứng sau vụ này.


Cơ chế tấn công có chủ đích của sâu Stuxnet nhằm vào hệ thống làm mát trong lò hạt nhân của Iran

Sự xuất hiện của USB Killer và Stuxnet cảnh báo cho chúng ta về một loại hình tấn công công nghệ cao kiểu mới - các cuộc tấn công có chủ đích và phá hoại triệt để đối phương. Do chúng ta ngày càng tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ, chúng sẽ là vật trung gian lý tưởng để kẻ tấn công tiếp cận nạn nhân.

Riêng với USB Killer, do đây là một thiết bị điện tử hoàn toàn độc lập, cơ chế hoạt động không dựa trên phần mềm nên bất kể bạn đang dùng laptop chạy hệ điều hành nào cũng đều không an toàn với nó. Lời khuyên mà Purple đưa ra đó là - đừng bao giờ cắm những thiết bị USB "lạ" không quen biết vào máy tính của bạn, vì đó có thể là lần cuối cùng bạn còn được dùng máy tính của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay30,784
  • Tháng hiện tại727,453
  • Tổng lượt truy cập136,179,822
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi