banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ bằng phương pháp dạy học theo dự án trong các cơ sở giáo dục mầm non

Thứ hai - 29/03/2021 05:46
Dienbien.edu.vn- Giáo dục trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên giáo dục thế nào là đúng cách, góp phần phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ đang là câu hỏi lớn đối với chúng ta.
Hiện nay, các phương pháp giáo dục mầm non truyền thống dường như vẫn chưa cập nhật các bài học được thiết kế phù hợp với tâm lý, độ tuổi cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc học của trẻ. Trong khi đó, các phương pháp hiện đại đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, điển hình là "Phương pháp dạy học theo dự án".
Các bé Trường mầm non Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ tham quan các di tích lịch sử Điện Biên Phủ
Vậy "Phương pháp dạy học theo dự án" là gì?
Phương pháp dạy học theo dự án là nhiều hoạt động có chủ đề được thực hiện ở một nhóm trẻ, một cá nhân trẻ trong một lớp học mầm non hoặc tại nhà; Cung cấp cho trẻ cơ hội được tập luyện trở thành "nhà nghiên cứu"; Thu hút trẻ, hướng dẫn trẻ cách khám phá, tìm hiểu kiến thức về những sự kiện, hiện tượng trong môi trường xung quanh trẻ. Khi "nghiên cứu" trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi, dự đoán và tự mày mò tìm ra câu trả lời; Cung cấp những tình huống khuyến khích trẻ có thể áp dụng kĩ năng xã hội và tư duy đa dạng và giúp trẻ phát triển kĩ năng diễn đạt cơ bản. Trong buổi triền lãm ở phần kết thúc của một Project (chủ đề), chúng ta dễ dàng nhận thấy sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm của trẻ thông qua những sản phẩm của trẻ.
  Hơn nữa, Phương pháp dạy học theo dự án tạo cơ hội cho trẻ diễn đạt ý kiến, cách thức cộng tác, chia sẻ trách nhiệm trong công việc, tìm tài liệu, cùng nhau thảo luận, vạch ra một số cách "nghiên cứu" khác nhau; Cung cấp cho trẻ những câu hỏi về thế giới tự nhiên xung quanh gần gũi với trẻ; Hướng dẫn cho trẻ cách quan sát mọi vật phát triển và thay đổi như thế nào. Phương pháp dạy học theo dự án được kết hợp chặt chẽ với chương trình giáo dục bình thường. Môi trường và con người là nguồn tài liệu tiềm tàng cho trẻ tìm tòi. Thông qua Phương pháp dạy học theo dự án, kiến thức của trẻ được mở rộng, nâng cao, kĩ năng thực hành được hình thành, củng cố, kiểm chứng. Tất cả những điều đó đã góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ.
Các bé mẫu giáo 5 tuổi, Trường Mầm non xã Thanh Xương trải nghiệm hoạt động "nhảy sạp" của dân tộc Thái
  Phương pháp này giúp ích gì cho học sinh mầm non?
 Nhiều người nghĩ rằng phương pháp này chỉ phù hợp cho trẻ nhỏ nhưng đây là một phương pháp có thể áp dụng với tất cả học sinh các cấp thậm chí là người lớn. Chúng ta hay các em học sinh đều thấy tự hào khi làm ra một sản phẩm gì đó của riêng mình do chính bàn tay khối óc mình tạo ra. Trong quá trình tạo ra một sản phẩm gì đó của riêng mình chúng ta sẽ học được những kiến thức vô cùng quý báu thông qua  việc chủ động tìm tài liệu, học tập kinh nghiệm từ người đi trước. Đây chính là cái hay của phương pháp giáo dục này.
Cách tiếp cận dự án
 Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận dự án (Project Approach) được khởi xướng bởi chuyên gia Lilian Katz (Mỹ) nhằm tạo cơ hội cho trẻ được theo đuổi, tìm hiểu, khám phá về các vấn đề mà trẻ thực sự hứng thú. Phương pháp này thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, tư duy độc lập và quan trong nhất là nuôi dưỡng lòng say mê học tập ở trẻ.
Lên kế hoạch - làm - đánh giá
Tương tự như vậy, cách tiếp cận lên kế hoạch - làm - đánh giá (Plan - Do - Review) của phương pháp dạy học theo dự án cho phép trẻ được tự khởi xướng kế hoạch khám phá, thực thi và đánh giá việc thực thi kế hoạch dưới dẫn dắt của giáo viên. Phương pháp này hiện đang được đánh giá cao và được áp dụng tại những trường mầm non ở nhiều nước trên thế giới bởi khả năng mở rộng cánh cửa cho trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ được bay bổng qua các hoạt động như nghiên cứu, khám phá khoa học, vẽ, nặn, sáng tác tranh… thể hiện sự tích hợp cao. Qua đó, trẻ luôn tương tác, chủ động tham gia vào bài học cùng với các bạn đồng nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học theo dự án giúp trẻ phát triển các kỹ năng học tập, kỹ năng sống và 5 giác quan của trẻ qua các dự án gần gũi với trẻ, có khả năng phát triển giác quan, tri giác và khả năng suy luận, dự đoán cho trẻ. Phương pháp này đề cao việc phát triển tính tự lập cho trẻ và giúp trẻ trở nên kỷ luật một cách tự nguyện. Phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng giảng dạy cho nhiều trẻ ở độ tuổi mầm non trên thế giới và cho những kết quả rất ấn tượng khi trẻ trở nên độc lập, tự tin và năng động hơn hẳn so với trẻ học theo cách truyền thống. Đồng thời cũng hướng sự quan tâm của phụ huynh tới các hoạt động dành cho trẻ, gắn kết được mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.
Các bé mẫu giáo, Trường Mầm non Nà Sáy, huyện Tuần Giáo trải nghiệm làm quen với sách
Ý nghĩa của phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia trong giáo dục sớm nhấn mạnh tới các dự án phối hợp. Project là một phần cần thiết trong giáo án tại trường. Là một phương pháp sáng tạo, khám phá để học về thế giới và thể hiện chính bản thân mình.
Các yếu tố của dự án:
Tiếp cận trực quan: Học và sáng tạo cùng nhau, các hoạt động thường học thông qua chơi; Trình bày qua biểu tượng:Học thông qua vẽ, nặn, xếp hình,... Khám phá có định hướng;  Dự án có thể kéo dài và đan xen nhau, không nhất định phải học xong một dự án mới chuyển qua bài mới; Khuyến khích trẻ tương tác đa chiều, nhiều cách khác nhau với môi trường.
Context là những hoạt động học được triển khai trong dự án. Cho dù trẻ ở bất kì nơi đâu, môi trường sống khác nhau, văn hóa khác nhau, thì trải nghiệm là nỗ lực tạo tác động tới các giác quan.
Điều này sẽ giúp trẻ phát triển về: Sự đồng nhất; Khả năng trình bày ý tưởng; Khả năng giải quyết vấn đề... Nhờ đó giúp trẻ học một cách hứng thú, chủ động và được tự quyết định và trẻ rút được ra những khái niệm của riêng mình và kinh nghiệm qua các hoạt động hằng ngày. Không còn là những bài học nhàm chán, những cách nhồi nhét kiến thức máy móc.
Hy vọng  rằng phương pháp dạy học này sẽ giúp giáo viên mầm non có thêm lựa chọn để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập247
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay27,212
  • Tháng hiện tại3,443,834
  • Tổng lượt truy cập74,153,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi