banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CĐN - Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên giáo Công đoàn

Thứ tư - 07/09/2016 04:28
Đại hội XI Công đoàn Việt Nam nhiệm kì 2013 - 2018 xác định mục tiêu phương hướng hoạt động là “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động...”.
Đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là định hướng để công đoàn các cấp và công nhân viên chức lao động đem hết khả năng vận dụng, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trong hoàn cảnh mới, tình hình đã có nhiều biến đổi so với thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình bao cấp. Công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân Việt Nam đang không ngừng lớn lên cả về số lượng và chất lượng, đang khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ chưa được xử lý nghiêm minh, làm giảm niềm tin trong công nhân, viên chức, lao động, đối với Đảng và Nhà nước, nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục lại chưa phù hợp, còn nặng về lý luận, chưa sát với yêu cầu cụ thể đa dạng của từng loại hình cơ sở.
 
Với thực trạng như vậy đòi hỏi công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải đổi mới về nội dung và phương pháp nhằm phát huy những ưu điểm mà giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn đã đạt được. Để đổi mới nội dung và hình thức công tác tuyên giáo Công đoàn cần thực hiện tốt các nội dung sau:
 
Thứ nhất: Công tác tuyên truyền phải phù hợp với trình độ, điều kiện sống và làm việc của công nhân, viên chức, lao động trong từng đơn vị. Đối với công nhân, lao động phải nắm vững hoàn cảnh, điều kiện sinh sống và làm việc, tâm tư và tình cảm của họ để tuyên truyền vận động, giúp họ thoát ra khỏi những nhận thức lệch lạc về công đoàn, về mục đích lao động, về chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, về chính sách pháp luật … cần tập trung tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam, tuyên truyền về quyền lợi và trách nhiệm của công nhân, lao động khi tham gia tổ chức công đoàn, để công nhân, lao động thấy rõ chỉ có tổ chức Công đoàn Việt Nam, tổ chức duy nhất, đại diện duy nhất hợp pháp tại Việt Nam bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động.
 
Thứ hai: Công tác tuyên truyền phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước và sự phát triển của tổ chức công đoàn. Nhận thức thật đầy đủ về đối tượng, đặc điểm và xu hướng vận động của công nhân, lao động đội ngũ làm công tác tuyên truyền, giáo dục không chỉ xác định được nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp mà còn vững vàng, quyết tâm hơn trong tiếp cận đối tượng, bám sát, bám chắc đối tượng cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
 
Thứ ba: Công tác tuyên truyền, giáo dục phải góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống. Đó chính là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, lao động trẻ. Những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn các cấp cần thể hiện tình cảm cách mạng của mình bằng quyết tâm hành động theo tinh thần Hồ Chí Minh. Tức là phải bằng mọi cách để “đưa chính trị vào giữa dân gian”, để “đánh thông tư tưởng” của mọi người, bao gồm cả công nhân, lao động và cả người sử dụng lao động.
 
Thứ tư: Công tác tuyên truyền phải chủ động làm rõ những quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Đối với người sử dụng lao động không chỉ nắm vững thái độ, quan điểm của họ với công đoàn mà còn phải hiểu rõ nguồn gốc của thái độ ấy để thường xuyên đổi mới cách tiếp cận, tuyên truyền vận động đối với họ.
 
Thứ năm: Phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong hệ thống Công đoàn. Báo chí Công đoàn đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng, thực sự là tiếng nói của tổ chức Công đoàn, là diễn đàn dân chủ của đông đảo công nhân, viên chức, lao động.   Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, báo chí Công đoàn cần tích cực phản ánh, biểu dương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phong trào công nhân, viên chức, lao động, nhất là đi sâu phản ánh tình hình đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đồng thời đấu tranh góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội./.  

Nguồn tin: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay47,397
  • Tháng hiện tại3,464,019
  • Tổng lượt truy cập74,173,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi