banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CĐN - PHÁT HUY VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

Thứ tư - 07/09/2016 04:29
Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở luôn có vai trò quan trọng, có tác động tích cực, đã trở thành mục tiêu và động lực để tiếp tục phát triển phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các đơn vị đã có những chuyển biến rõ nét; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã phát huy quyền và trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm ở mỗi đơn vị. Các CĐCS luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến trong CNVCLĐ về các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
 
 
Trên cơ sở hướng dẫn của công đoàn cấp trên, các công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức Hội nghị CBCC, Hội nghị NLĐ đảm bảo nội dung và thời gian quy định, nhiều đơn vị đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một số quy chế, quy định cụ thể hóa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá cán bộ; các giải pháp nâng cao chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính...;xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn với lãnh đạo đơn vị. Qua đó, khơi dậy tinh thần làm chủ của CNVCLĐ, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và công tác.

Để thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan đơn vị, các cấp công đoàn cần làm tốt một số nội dung sau:

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp thường xuyên của chuyên môn và các đoàn thể trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tổ chức công đoàn trực tiếp chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đạt hiệu quả thiết thực đồng thời xây dựng được các quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế đối với CNVCLĐ.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện tốt các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở như: Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan …

-  Nâng cao vai trò chủ động của Công đoàn phối hợp chuyên môn tổ chức tốt hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ ngay từ đầu năm để bàn bạc xây dựng chương trình, kế hoạch cho cả năm. Thực sự phát huy dân chủ trong CNVCLĐ; trân trọng các ý kiến tham gia góp ý để hoàn chỉnh các báo cáo và nghị quyết của hội nghị. Các cấp có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra, kịp thời động viên khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; kiện toàn tổ chức, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan, đơn vị.

- Phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, gương mẫu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan; xây dựng được khối đoàn kết trong nội bộ, gắn bó mật thiết và xử sự đúng mực với cấp dưới và nhân dân; khách quan, vô tư trong thực thi nhiệm vụ; tôn trọng ý‎ kiến tập thể và có những quyết định đúng đắn, kịp thời...Có như vậy mới tạo được bầu không khí cởi mở, chân thành với ý thức trách nhiệm cao, đồng thời phát huy được dân chủ rộng rãi trong CNVCLĐ.

Để Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, CNVCLĐ cấn tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, đòi hỏi tổ chức công đoàn phải là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có như vậy, mới thực hiện tốt thực hiện tốt các chế độ, chính sách hướng tới người lao động, góp phần cùng với cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn ngày càng được khẳng định trong xã hội./.

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay50,968
  • Tháng hiện tại3,468,304
  • Tổng lượt truy cập74,177,684
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi