banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CĐN-Trao đổi một số vấn đề về: Công đoàn tham gia khiếu nại, tố cáo

Thứ ba - 21/02/2017 03:57
Công đoàn tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN-TC) là một lĩnh vực đòi hỏi ngư¬ời cán bộ phải có phẩm chất, nhiệt tình, có nhiều hiểu biết về hoạt động Công đoàn, về kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước và kinh nghiệm thực tiễn mới giải quyết các vấn đề có hiệu quả.
* Xác định một số nội dung cơ bản về vai trò, vị trí của Công đoàn tham gia giải quyết KN, TC.

 Để bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính ở các cấp, các lĩnh vực, đối với các cơ quan nhà n­ước và các tổ chức chính trị - xã hội, mỗi chủ thể đều có thẩm quyền để có thể tự kiểm soát hoạt động của hệ thống hành chính của mình, đồng thời còn thành lập những cơ quan chuyên trách (như Thanh tra  đối với cơ quan nhà n­ước; như  UBKT đối với tổ chức chính trị - xã hội...) nhằm thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong cơ quan, tổ chức.

 Mặt khác, với quan điểm dân chủ hoá trong hoạt động hành chính Nhà nước, pháp luật nước ta còn quy định các tổ chức chính trị - xã hội và mỗi công dân cũng được tham gia gìn giữ pháp chế và kỷ luật nhà nước thông qua việc thực hiện quyền kiến nghị, KN, TC và tham gia giải quyết kiến nghị, KN, TC. Đó là sự kiểm soát các hoạt động hành chính nhà nước, nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong quản lý nhà n­ước, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và xã hội.

Khác với hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước, việc giám sát của các tổ chức xã hội được thực hiện không gắn với quyền lực, không mang tính cưỡng chế nhà nư­ớc. Trong giám sát, việc tham gia giải quyết KN,TC của tổ chức xã hội th­ường áp dụng các biện pháp mang tính giáo dục, thuyết phục là chủ yếu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giám sát của các tổ chức xã hội cũng đư­ợc Nhà n­ước uỷ quyền mang tính quyền lực pháp lý (như vấn đề pháp luật lao động). Tổ chức xã hội cũng được quyền áp dụng một số biện pháp như đại diện trước pháp luật, trực tiếp đề xuất, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm loại trừ nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật và kỷ luật Nhà nư­ớc.

 Chỉ có nhận thức đầy đủ nội dung về vai trò, vị trí, trách nhiệm, thì quá trình thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn trong tham gia giải quyết KN,TC mới bảo đảm đúng đắn trong xử lý các vấn đề.
 
* Xác định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức Công đoàn, của từng cá nhân trong tham gia giải quyết KN, TC.

 Từ các cơ sở pháp lý, xác định:

 - Về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong tham gia giải quyết KN-TC:

 + Công đoàn tham gia giải quyết KN, TC trong các trư­ờng hợp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác, khi:

 Có một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, tổ chức khác có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, đoàn viên.

 Có khiếu nại về một quyết định kỷ luật cán bộ, đoàn viên.

 Có những hành vi phạm pháp, vi phạm quy định nhiệm vụ của cán bộ, người có thẩm quyền thuộc cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác có xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, đoàn viên.

+ Công đoàn có trách nhiệm giám sát việc giải quyết KN, TC của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác đối với KN, TC.

- Về quyền, trách nhiệm cán bộ công đoàn các cấp trong tham gia giải quyết KN, TC:

+ Vai trò của Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) Công đoàn: chỉ đạo công tác tham gia giải quyết KN, TC.

 + UBKT các cấp: giải quyết KN, TC theo sự phân công.
 
 * Một số nội dung, kỹ năng cơ bản trong tham gia giải quyết KN-TC.  

 1. Phải nắm vững căn cứ để phân loại các nhóm đơn KN với TC.

 Do yêu cầu nội dung, trình tự giải quyết của mỗi loại đơn khác nhau, do đó phân loại đơn là khâu đầu tiên phải xử lý để áp dụng các biện pháp giải quyết thích hợp. Để phân loại đơn, phải xác định các quyền của chủ thể và nội dung đơn:

Đơn khiếu nại: có chủ thể là những công dân hoặc cơ quan, tổ chức, có nội dung đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi, khi có căn cứ cho rằng đã vi phạm pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích của mình.

 Đơn tố cáo: có chủ thể là công dân, có nội dung báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm của một cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại đến lợi ích Nhà n­ước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

  Như vậy, điểm mấu chốt của đơn khiếu nại là các chủ thể (ng­ười làm đơn), có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức, khi đề nghị xem xét vấn đề đã có căn cứ cho rằng, mình đã bị xâm hại đến quyền, lợi ích của chính mình (không phải của người khác). Do đó, chủ thể đơn KN không thể là người đứng tên thay thế, trừ đơn KN tập thể và của cá nhân được uỷ quyền theo quy định pháp luật.

 Điểm mấu chốt của đơn tố cáo, chủ thể (người làm đơn) chỉ là cá nhân (không thể là cơ quan, đơn vị) khi báo về các hành vi vi phạm đã gây thiệt hại hoặc có thể sẽ gây thiệt hại, đe doạ thiệt hại đến các lợi ích (không phải chỉ của chính mình) mà có căn cứ hoặc có dấu hiệu vi phạm để các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

 Kiến nghị:nội dung mang tính thông tin, đề xuất, trao đổi giữa các bên liên quan.

 2. Xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh các nội dung, chủ thể trong đơn theo từng bộ luật.
 
Phải xác định đúng phạm vi điều chỉnh, đối tư­ợng áp dụng của từng bộ luật đối với từng chủ thể mới bảo đảm sự giải quyết đúng pháp luật.

Phạm vi, đối t­ượng áp dụng của Luật khiếu nại; Luật tố cáo quy định chỉ điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong giải quyết các vi phạm về “quyết định hành chính” và “hành vi hành chính”;

Luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh chỉ là các mối quan hệ phát sinh trong giải quyết các vi phạm về quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động;

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật cán bộ, công chức chỉ dành cho cán bộ, công chức; về bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý.. các đối tượng là CB,CC;

Luật viên chức lại có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là viên chức; về tuyển dụng, sử dụng, quản lý.. đối tượng là viên chức ở  đơn vị sự nghiệp công lập.

Do đó, khi tham gia giải quyết KN- TC có nội dung về tranh chấp lao động mà áp dụng các quy định về thẩm quyền, trình tự theo nội dung của Luật KN,TC hoặc ngược lại là không đúng

Cùng một hành vi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nh­ưng ở Luật lao động lại quy định phụ thuộc vào số ngày được báo tr­ước, nhưng ở Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức lại quy định có yếu tố đồng ý của cơ quan quản lý lao động.   

3. Xác định phạm vi thẩm quyền, trình tự trong tham gia giải quyết KN, TC của các cấp Công đoàn:

 - Theo quy định, khi ng­ười đứng đầu của cơ quan, đơn vị bị KN, TC có hành vi phạm pháp thì trách nhiệm giải quyết do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để bảo đảm tính khách quan.

 - KN,TC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước cùng cấp với Công đoàn cấp nào thì Công đoàn cấp đó tham gia giải quyết. Do đó, các đơn KN,TC phải được chuyển cho cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan có người có hành vi phạm pháp để giải quyết theo thủ tục lần đầu. Trực tiếp giải quyết đơn lần đầu là do Công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn đồng cấp.

 - Nội dung giải quyết của cơ quan Nhà nư­ớc mà Công đoàn cùng cấp không đồng ý thì có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nư­ớc cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
 - Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn cấp d­ưới.

 Xác định quy trình, trách nhiệm là để tham gia giải quyết theo trình tự, đúng quy định, tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, các ngành.
 
 Để thực hiện tốt việc giải quyết KN,TC, cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng c­ường đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực của đội ngũ, nhất là cán bộ làm công tác pháp luật. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân. Trách nhiệm đó là của các cấp, các ngành và mọi công dân./.

Tác giả: Phạm Thanh Thị Bình

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay58,866
  • Tháng hiện tại1,228,060
  • Tổng lượt truy cập70,517,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi