Theo đó, việc tính trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên tại các cơ sở công lập dựa trên các nguyên tắc: tiền lương của một tháng (mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu - nếu có), định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên, định mức giờ dạy/năm, năm học (được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề).
Một tiết học của của giáo viên và học sinh trường THPT TP Điện Biên Phủ
Tiền lương dạy thêm giờ chỉ thanh toán ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. (Cách tính tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định rõ tại Điều 4 của Thông tư này).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính./.