banner

KHTC- Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT

Thứ năm - 30/11/2017 22:46
Dienbien.edu.vn: Ngày 16/11/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học có đào tạo các ngành CNTT trình độ đại học khẩn trương triển khai xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT trình độ đại học trong giai đoạn 2017-2020.
Những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ kỹ thuật máy tính, CNTT, an toàn thông tin, CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT, các ngành/chuyên ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
c1
Học sinh trường Phổ thông DTNT THPT huyện Mường Nhé thực hành tin học

Các sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành CNTT ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo các ngành CNTT. Thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia CNTT quốc tế tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý (gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực CNTT.

Các cơ sở đào tạo CNTT phải gắn kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.

Điều chỉnh chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco,…) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
c2
Học sinh Trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ thực hành tin học.

Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.

Nghiên cứu việc công nhận một số học phần mà người học tích lũy được từ các khóa đào tạo cấp chứng chỉ CNTT tương đương với một số môn học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông qua quy trình đánh giá và công nhận tín chỉ của các cơ sở đào tạo. Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận tín chỉ lẫn nhau.

Kết thúc giai đoạn triển khai Đề án (trước 31/12/2020), các cơ sở đào tạo đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo và đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh các nội dung nếu cần thiết.

Bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ website http://thuvienphapluat.vn để biết thêm thông tin./.

Tác giả: Đặng Việt Cường

Nguồn tin: Phòng GDTXCN&NCKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay29,758
  • Tháng hiện tại749,149
  • Tổng lượt truy cập135,227,442
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi