banner

GDMN – Thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả Hội thảo “Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non Thực trạng và giải pháp”

Thứ tư - 15/06/2016 23:07
dienbien.edu.vn - Ngày 27 tháng 5 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành công văn số 341/TB-BGDĐT về việc thông báo kết quả Hội thảo “Đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non – Thực trạng và giải pháp”.
Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo và các ý kiến phát biểu thảo luận của các đại biểu tại Hội thảo được tổ chức ngày 08 tháng 4 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả Hội thảo với những nội dung cơ bản như sau:
 
Kết quả đạt được:

Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở GDMN. Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế nên tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ bất cứ lúc nào. Xác định đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở GDMN đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN.

Bộ GDĐT và các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề, yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các phòng GDĐT phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở GDMN, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Giáo dục các địa phương đã tham mưu UBND các cấp ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, đồng thời thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra được phòng GDĐT các quận/huyện phối hợp với các ban ngành tiến hành thường xuyên nhằm nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Hầu hết các cơ sở GDMN đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đầu tư đồng bộ, phù hợp độ tuổi, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non. GVMN chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ.

Ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các cơ sở GDMN để tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường. Đa số các cơ sở GDMN thực hiện hợp đồng thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Các bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong thời gian qua chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cơ sở GDMN.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về công tác đảm bảo an toàn được các cấp quản lý giáo dục thường xuyên quan tâm. Nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên đề hàng năm của ngành Giáo dục các cấp.


Giờ học múa của các bé trường mầm non Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ
 
Những khó khăn, bất cập:

 Một số cơ sở GDMN (đặc biệt là các nhóm/lớp mầm non tư thục) điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đảm bảo đúng quy định như phòng học nhỏ, không đảm bảo thông khí, nhà vệ sinh chật chội, thiết kế không phù với trẻ... nên tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ.

 Một số địa phương công tác quản lý, cấp phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục còn lỏng lẻo, dẫn đến một số cơ sở chưa đủ các điều kiện thành lập đã nhận trông giữ trẻ nên đã xảy ra một số trường hợp tai nạn đáng tiếc đối với trẻ.

 Đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở GDMN là giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng xử lí tình huống nên đã xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; ứng xử của một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ còn chưa chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, làm các bậc cha mẹ lo lắng, gây bức xúc trong trong dư luận.  


Tập huấn chuyên đề “Chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non” tại huyện Mường Chà
 
Một số giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở GDMN:

1. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

2. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.

3. Ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, ban, ngành liên quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các cơ sở GDMN, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn; kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ. Xử lí nghiêm những cơ sở GDMN để xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ.

4. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ GV và CBQL; có biện pháp giảm áp lực làm việc cho GVMN, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN.

5.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho người chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ và cộng đồng.

6. Các cơ sở đào tạo GVMN cần rà soát, đổi mới chương trình đào tạo GVMN, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong cơ sở đào tạo; quản lý chặt chẽ các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, đảm bảo đầu ra có chất lượng./.

Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập252
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm210
  • Hôm nay30,741
  • Tháng hiện tại750,934
  • Tổng lượt truy cập136,203,303
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi