banner

GDTX-CN – Hội thảo xóa mù chữ khu vực miền núi phía Bắc

Thứ tư - 24/09/2014 05:48
Dienbien.edu.vn - Ngày 21/9/2014, tại Khu Du lịch sinh thái Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về công tác xóa mù chữ cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc.
Dự Hội thảo có TS. Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trần Xuân Thủy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo phòng Giáo dục thường xuyên, phòng Giáo dục dân tộc của 14 tỉnh miền núi phía Bắc.
 
TS Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định xóa mù chữ là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2010” và “Đề án xóa mù chữ đến năm 2020”, trong đó mục tiêu cơ bản về công tác xóa mù chữ được xác định “đạt tỷ lệ 98% người biết chữ độ tuổi 15-60, trong đó người dân tộc thiểu sô  là 90%; đạt tỷ lệ 99% người biết chữ độ tuổi 15-35, người dân tộc thiểu số là 92%”. Thứ trưởng nhấn mạnh các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có tỷ lệ mù chữ cao, thậm chí có những tỉnh tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước. Đối tượng mù chữ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và tập trung ở độ tuổi 36-60. Phong trào xóa mù chữ ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những kinh nghiệm tốt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các các lực lượng với ngành giáo dục và đào tạo, đặc biệt là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Khuyến học Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam. Thứ trưởng mong muốn Hội thảo trao đổi, bàn bạc các biện pháp, chia sẻ kinh nghiệm tốt để nhanh chóng giảm tỷ lệ người mù chữ, tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi từ 15-60 được công nhận biết chữ ngày càng nhiều.

Sau báo cáo Đề dẫn của Vụ Giáo dục thường xuyên – Vụ Giáo dục dân tộc, đại biểu đã được nghe nhiều báo cáo tham luận xung quanh chủ đề hội thảo như: “các giải pháp nâng cao hiệu quả xóa mù chữ  trên địa bàn biên giới, hải đảo” của Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; “Hội khuyến học tham gia công tác xóa mù chữ ở khu vực miền núi phía Bắc” của Ban Phong trào, Hội Khuyến học Việt Nam, : Công tác hỗ trợ xóa mù chữ cho hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số thực trạng và những vấn đề đặt ra” của Ban Dân tộc – Tôn giáo , Trung ương Hội LHPN Việt Nam, “Hội Nông dân Việt Nam tham gia công tác xóa mù chữ và dạy nghề hỗ trợ nông dân sản xuất giỏi” của Hội Nông dân Việt Nam, “Công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số” của phòng Giáo dục Đào tạo Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; tham luận của xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, “Thực trạng công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cao Lộc” của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc , tỉnh Lạng Sơn…và nhiều báo cáo tham luận gửi đến Hội thảo của các tinh Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái.

Hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề chính đang là những tồn tại, thách thức, cản trở việc học chữ của đồng bào dân tộc thiểu số: như: Phương pháp tổ chức điều tra, thống kê thường xuyên, chính xác số người mù chữ để xây dựng kế hoạch mở lớp đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; các giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động người mù chữ tham gia học xóa mù chữ và duy trì sĩ số các lớp học xóa mù chữ; cách tổ chức các lớp học xóa mù chữ, giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học chương trình xóa mù chữ, giải pháp củng cố kế quả biết chữ, hạn chế tình trạng tái mù; đề xuất, bổ sung các chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác xóa mù chữ; đẩy mạnh xã hội hóa công tác xóa mù chữ.  

Phát biểu kết luận Hội thảo, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh một số biện pháp có hiệu quả nhằm đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS: Tổ chức bồi dưỡng tiếng DTTS, văn hóa, phong tục tập quán của các DTTS cho cán bộ, giáo viên để nhiều giáo viên biết tiếng dân tộc, am hiểu văn hóa đồng bào DTTS, tham gia vận động và dạy xóa mù chữ. Nội dung dạy học phải thiết thực, hiệu quả giúp người biết chữ áp dụng được thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tăng cường tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ các tổ chức, đoàn thể tham gia dạy xóa mù chữ. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác xóa mù chữ. Đặc biệt, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Trung tâm học tập cộng đồng trong việc tổ chức các lớp học xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các lớp học chuyên đề theo Chương trình GDTX đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ để củng cố kết kết quả biết chữ, hạn chế tình trạng tái mù.

Sau 01 ngày làm viêc, Hội thảo thành công tốt đẹp, đã định hướng tháo gỡ những khó khăn và đề ra các biện pháp xóa mù chữ hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và đề xuất bổ sung hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với công tác xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu sô.

Một số hình ảnh về Hội thảo: 
 




Tác giả: Nguyễn Thị Thúy

Nguồn tin: Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay17,659
  • Tháng hiện tại266,772
  • Tổng lượt truy cập136,618,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi