Kết quả các lần tổ chức Hội nghị như sau:
- Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất:
+ Đối với bầu cử ĐBQH: Ngày 16/02/2016 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ trì tổ chức hiệp thương lần thứ nhất để thống nhất cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, tỉnh Điện Biên được phân bổ 06 ĐBQH, 02 đại biểu cư trú và làm việc tại Trung ương, 04 đại biểu là người địa phương. Các cơ quan ở tỉnh giới thiệu 10 người ứng cử, được phân bổ cho 9 cơ quan, tổ chức; đại biểu là phụ nữ dự kiến 02 người, đại biểu là người dân tộc thiểu số 04 người, đại biểu ngoài Đảng 01 người.
+ Đối với bầu cử đại biểu HĐND tỉnh. Trên cơ sở dự kiến của Thường trực HĐND tỉnh, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử vào làm đại biểu HĐND của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính cấp dưới trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất, Thường trực HĐND tỉnh đã điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Theo đó, tỉnh Điện Biên được bầu 51 đại biểu, dự kiến giới thiệu 91 người ứng cử, tỷ lệ đại biểu tái cử dự kiến chiếm 33,33%; đại biểu là phụ nữ dự kiến chiếm 31,4%; đại biểu dân tộc thiểu số dự kiến chiếm 56,9%; đại biểu ngoài đảng dự kiến chiếm 9,8%; đại biểu trẻ tuổi dự kiến chiếm 15,6%. Dự kiến phân bổ cho 41 cơ quan, tổ chức giới thiệu người ứng cử.
+ Đối với đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất được tiến hành đúng quy trình, thời gian theo hướng dẫn và quy định hiện hành. Cấp huyện được bầu dự kiến 327 đại biểu, trong đó dự kiến giới thiệu tổng số 567 người ứng cử, nữ chiếm 34%, dân tộc thiểu số chiếm 60,3%, ngoài đảng chiếm 13%, trẻ tuổi chiếm 36%. Cấp xã được bầu dự kiến 3342 đại biểu, trong đó dự kiến giới thiệu 5574 người ứng cử, nữ chiếm 30,5%; dân tộc thiểu số chiếm 84,4%, ngoài đảng chiếm 37,8%, trẻ tuổi chiếm 50,6%.
- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai:
+ Đối với bầu cử ĐBQH: Ngày 17/3/2016 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiến hành Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 ở cấp tỉnh để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH để gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Tại Hội nghị hiệp lần thứ nhất 01 đại biểu nữ dân tộc thái xin rút; Hội nghị đã biểu quyết nhất trí tán thành. Do vậy sau Hội nghị hiệp thương lần 2 có 09 ứng cử viên là người địa phương, trong đó: Nữ 05 người, Dân tộc kinh 01 người, dân tộc Mông 03 người, dân tộc Thái 02 người, 03 nữ dân tộc Khơ Mú là người ngoài đảng.
+ Đối với bầu cử đại biểu HĐND tỉnh: Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đã lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND, gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử. Hội nghị đã biểu quyết thống nhất lập danh sách sơ bộ 91 ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ 35/91 tỷ lệ 38,46%; tỷ lệ người ứng cử là người dân tộc 56/91 tỷ lệ 61,54%; tỷ lệ người ứng cử ngoài đảng 14/91 tỷ lệ 13,58%; tỷ lệ người ứng cử trẻ tuổi 23/91 tỷ lệ 25,27%. Cơ cấu người được giới thiệu ứng cử đảm bảo theo đúng cơ cấu đã phân bổ.
+ Đối với cấp huyện, cấp xã: Đến hết ngày 18/3/2016 cấp huyện, cấp xã đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 theo đúng thời gian quy định.
Nhìn chung công tác bầu cử trên địa bàn tỉnh được triển khai nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Các cấp, các ngành đều tích cực, chủ động triển khai công tác bầu cử. Tích cực tuyên truyền bầu cử. Chủ động nắm tình hình triển khai công tác bầu cử, báo cáo kịp thời với Hội đồng bầu cử tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh. Đến nay, công tác triển khai công tác bầu cử đều diễn ra thuận lợi, an toàn, đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.