banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

VP. Một số thông tin cơ bản về công tác vận động bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND)

Thứ tư - 06/04/2016 23:17
Thực hiện kế hoạch, nội dung tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu một số thông tin cơ bản về công tác vận động bầu cử được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử như sau:

 Hội đồng Bầu cử quốc gia chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử ĐBQH, ứng cử đại biểu HĐND và việc vận động bầu cử. Ban thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử ĐBQH. Ban thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử ĐBQH, ứng cử đại biểu HĐND. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử ĐBQH, ứng cử đại biểu HĐND tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách Nhà nước.
         
Những nguyên tắc vận động bầu cử được quy định chặt chẽ: Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử ĐBQH, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
         
Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ với các hình thức: Vận động bầu cử bằng cách gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật Bầu cử; vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015./.

Nguồn tin: Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm53
  • Khách viếng thăm272
  • Hôm nay57,480
  • Tháng hiện tại3,525,070
  • Tổng lượt truy cập74,234,450
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi