banner

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp

Thứ hai - 15/07/2019 20:51
Dienbien.edu.vn - Tư vấn hướng nghiệp là hoạt động quan trọng không thể thiếu ở các trường phổ thông, đặc biệt là THPT, nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nghề, về chính bản thân mình, từ đó định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp. Trong công tác này, nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Để đảm bảo hiệu quả trong công tác Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Làm sớm công tác tư vấn hướng nghiệp
          Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện từ đầu THCS, tức từ lớp 6, không đợi đến lớp 9. Công tác phân luồng sau THCS cần được thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ. Hiện nay các học sinh THCS tại Điện Biên được học tập nội dung GDHN theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          Sở  Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1607/KH-UBND ngày 19/6/2018 về triển khai thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông" trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2025. Chỉ đạo các trường THPT thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thời lượng 03 tiết/tháng. Trong các trường THPT đang thực hiện 4 hình thức giáo dục hướng nghiệp, gồm: Hướng nghiệp qua dạy - học các môn văn hoá; Hướng nghiệp qua dạy - học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất; Hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp và Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá khác.
          Đảm bảo đội ngũ làm công tác tư vấn hướng nghiệp
          Xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp để phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghề nghiệp và có tâm huyết trong truyền tải tri thức về nghề đến học sinh. Để có được đội ngũ như thế, cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn hướng nghiệp ở các trường Đại học có chuyên ngành tâm lý giáo dục, đặc biệt là các trường sư phạm. Ngoài ra, cần phải có chức danh giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp ở các trường THPT. Giáo viên này cũng được hưởng biên chế như tất cả các giáo viên khác ở trường, phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh và đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho hiệu trưởng, các nhà quản lý trong việc xây dựng các kế hoạch giáo dục liên quan đến hướng nghiệp.
          Hiện nay tỉnh Điện Biên đã xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học: Tập trung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên được bố trí kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp về kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư vấn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh tại các cơ sở giáo dục.

          Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp
          Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp học sinh định hướng và lựa chọn nghề. Học sinh cần được trang bị những kiến thức về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp, về các yêu cầu của nghề đối với người lao động.Để thực hiện được điều này, các trường cần cải tiến chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tế của từng trường, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương trên cơ sở nội dung hướng nghiệp đã được ban hành. Ngoài ra, cần lồng ghép hướng nghiệp vào các môn học và các hoạt động ngoại khoá.
          Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hướng nghiệp
          Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động hướng nghiệp; hội phụ huynh, doanh nghiệp và các lực lượng xã hội khác cần hỗ trợ kinh phí cho các trường THPT để có thể tổ chức tốt những hoạt động hướng nghiệp. Các trường cần thành lập phòng tư vấn học đường (trong đó có tư vấn hướng nghiệp) được điều hành bởi ban tư vấn (chủ chốt là giáo viên chuyên trách hướng nghiệp). Đồng thời, vận động học sinh tham gia sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các tư liệu có liên quan đến nghề nghiệp để giúp học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng nắm bắt thông tin về nghề, đồng thời làm phong phú nguồn tư liệu cho phòng tư vấn cũng như hoạt động giảng dạy giáo dục hướng nghiệp của giáo viên.
          Đẩy mạnh hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
          Để tư vấn đạt hiệu quả và có cơ sở khoa học, cần sử dụng các trắc nghiệm hướng nghiệp (như trắc nghiệm về hứng thú nghề nghiệp, tính cách, năng lực trí tuệ). Qua các trắc nghiệm này, học sinh hiểu bản thân mình hơn, trên cơ sở đó đối chiếu với những yêu cầu của nghề để có thể tự đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, nhà trường cần mời các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp có uy tín, kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và kết hợp với doanh nghiệp để tư vấn nghề cho học sinh.

Tác giả: Vũ Mạnh Cương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay24,940
  • Tháng hiện tại709,611
  • Tổng lượt truy cập137,061,424
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi