banner

Tiếp sức cho học sinh vùng khó

Thứ năm - 11/07/2019 04:08
Dienbien.edu.vn - “Tiếp sức” cho học sinh khu vực khó khăn, con em các dân tộc thiểu số đến trường học tập, Nghị định số 116/2016/NÐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn đã thực sự phát huy hiệu quả. Thụ hưởng chính sách, hàng nghìn học sinh vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh có điều kiện đến trường, yên tâm học tập, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
 
http://www.baodienbienphu.info.vn/uploads/0-Nam%202019/Thang%207/11-7/1.1.jpg
Bữa ăn của học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Keo Lôm, xã Keo Lôm (huyện Ðiện Biên Ðông). Ảnh: Quốc Huy
Ðối tượng thụ hưởng Nghị định 116 là học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú, học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã vùng 3, hoặc ở xa trường từ 4 - 7km. Mỗi học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở, tiền nhà ở mỗi tháng bằng 10% mức lương cơ sở và 15kg gạo. Thời gian hỗ trợ mỗi năm học tối đa là 9 tháng. Ðối với trường phổ thông dân tộc bán trú, Chính phủ hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị; mua sắm, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh/năm học. Ðồng thời, lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh/năm.
Huyện Mường Ảng là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ trực tiếp cho học sinh theo Nghị định 116. Ông Lê Văn Thống, Trưởng phòng Giáo dục - Ðào tạo huyện Mường Ảng cho biết: Những năm qua Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện luôn chú trọng thực hiện chế độ hỗ trợ học sinh theo đúng quy định, đúng đối tượng. Từ năm 2016 đến nay, ngành giáo dục huyện đã hỗ trợ tiền ăn cho 16.153 lượt học sinh bán trú, với tổng kinh phí hơn 36 tỷ đồng; hỗ trợ tiền nhà cho hơn 4.000 lượt học sinh với tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng; hỗ trợ gạo cho hơn 16.000 lượt học sinh bán trú. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách với trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú, ngành giáo dục huyện đã xây dựng được 5 phòng học, 4 phòng nội trú học sinh của 2 trường phổ thông dân tộc bán trú với kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Qua đó không còn tình trạng bỏ học, chất lượng học tập tăng lên rõ rệt.
Trước đây, giáo dục Ðiện Biên Ðông gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo; tỷ lệ học sinh ra trường, lớp đạt thấp… Thế nhưng, nhờ sự nỗ lực của mỗi thầy cô giáo và sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, đặc biệt là triển khai chính sách hỗ trợ học sinh theo Nghị định 116, những năm gần đây, giáo dục huyện đã có nhiều khởi sắc.
Trường PTDTBT Trung học cơ sở Chiềng Sơ là một trong những trường học trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông được hỗ trợ theo Nghị định 116. Thầy Khương Cao Quyền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2017 - 2018, trường có 353 học sinh, mỗi học sinh bán trú được hưởng 15kg gạo và tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở. Nhờ chính sách này, học sinh bán trú được ăn 3 bữa/ngày, bữa cơm có đủ đầy thịt, cá, rau... nên phụ huynh yên tâm hơn khi cho con mình đến trường, sức khỏe các em được đảm bảo. Nhờ thực hiện tốt chính sách nên những năm học gần đây tỷ lệ huy động học sinh từ 11 - 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học vào trung học cơ sở đạt 84,1%, tăng hơn 5% so với trước khi thực hiện Nghị định; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm còn 0,8%. Năm học 2017 - 2018, tỷ lệ học sinh có học lực giỏi đạt 5%; học sinh khá đạt 36% và trung bình 59%. Kết thúc năm học, 100% học sinh đều lên lớp, không có học sinh phải học lại.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Ðiện Biên Ðông, hiện nay, toàn huyện có 27 trường phổ thông dân tộc bán trú với hơn 6.000 học sinh thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị định 116. Ðể hỗ trợ đúng đối tượng và kịp thời, Phòng đã rà soát, lập danh sách học sinh có đủ điều kiện để được hỗ trợ. Từ khi thực hiện Nghị định 116, Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện đã được phân bổ hơn 11 tỷ đồng và hàng trăm nghìn tấn gạo để thực hiện hỗ trợ cho học sinh. Bên cạnh đó, việc thực hiện đầu tư, hỗ trợ xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú được quan tâm thực hiện: 24 tỷ đồng xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú; hỗ trợ 9 tỷ đồng mua sắm thiết bị nấu ăn. Sau khi triển khai thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ, học sinh ở các điểm trường và các trường bán trú trên địa bàn huyện tích cực đến trường, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Nếu như trước đây, học sinh giỏi chỉ tập trung ở khu vực trung tâm huyện hoặc một số trường trung tâm xã thì những năm gần đây học sinh giỏi đã có tại tất cả các trường trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh chuyên cần của huyện luôn đạt ở mức cao. Năm học 2017 - 2018, tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% (tăng 1,12% so với năm học trước); tỷ lệ huy động học sinh tiểu học ra lớp đạt 100%; tỷ lệ huy động học sinh cấp trung học cơ sở ra lớp đạt 94,7%.

Tác giả: Quốc Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay38,980
  • Tháng hiện tại722,831
  • Tổng lượt truy cập135,201,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi