banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Giải thưởng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO

Thứ tư - 27/03/2024 04:24
Dienbien.edu.vn: Danh hiệu Thành phố học tập của UNESCO được trao tặng nhằm khuyến khích học tập suốt đời và biểu dương các điển hình tiên tiến trong việc xây dựng thành phố học tập. Danh hiệu được trao cho các thành phố đang triển khai các đặc trưng cơ bản của Thành phố Học tập và đã đạt được kết quả xuất sắc. Việc tặng thưởng danh hiệu này được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Thành phố Học tập lần thứ 2, diễn ra tại thành phố Mexico, Mexico, từ 28-30 tháng 9 năm 2015.

Mục đích của Giải thưởng là gì?
Giải thưởng “Thành phố Học tập toàn cầu” của UNESCO không phải là giải thưởng cho thành công xuất sắc, nó cũng không trao tặng một danh hiệu chính thức. Thay vào đó, mục tiêu của Giải thưởng là để ghi nhận và trao thưởng cho những nỗ lực vượt bậc nhằm phát triển thành phố học tập trong các cộng đồng trên toàn thế giới. Giải thưởng này sẽ được trao cho các thành phố đạt được tiến bộ đột phá trong việc thúc đẩy học tập suốt đời cho mọ người nhờ đặt những nền tảng đầu tiên để xây dựng nên một thành phố học tập. Như Đặc trưng cơ bản của Thành phố Học tập đã giải thích, những nền tảng này bao gồm:

  • Thúc đẩy cơ hội học tập từ cơ bản tới đại học một cách bình đẳng cho mọi người;
  • Thúc đẩy học trong gia đình và trong cộng đồng;
  • Tạo điều kiện học tập phục vụ công việc và tại nơi làm việc;
  • Mở rộng việc sử dụng các công nghệ học tập hiện đại; 
  • Tăng cường chất lượng và tính toàn diện trong học tập; 
  • Thúc đẩy văn hóa học suốt đời.

Giải thưởng sẽ được trao dưới hình thức nào và bao lâu thì trao một lần?
Giải thưởng Thành phố Học tập của UNESCO là một giải thưởng quốc tế được trao tặng 2 năm một lần tại lễ trao tặng chính thức tại Hội nghị Khu vực về Thành phố Học tập hoặc Hội nghị Quốc tế về Thành phố học tập lần tiếp theo, tùy vào việc hội nghị nào diễn ra trước.

Giải thưởng Thành phố Học tập của UNESCO sẽ được trao cho các thành phố thuộc năm khu vực của UNESCO đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong việc xây dựng thành phố học tập và thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Tối đa là 6 thành phố trong một khu vực có thể nhận Giải thưởng trong một kì. Những thành phố này sẽ nhận được chứng nhận, nhưng không có tặng thưởng về tiền, do đây không phải là một giải thưởng của UNESCO (Giải thích: Đây là UNESCO Award (Danh hiệu của UNESCO) chứ không phải UNESCO Prize (Giải thưởng của UNESCO)).

Ai có thể tham gia nhận Giải thưởng?
Giải thưởng Thành phố Học tập của UNESCO được mở với tất cả các thành phố là thành viên của Mạng lưới GNLC UNESCO, tại các quốc gia thành viên trên khắp 5 khu vực của UNESCO. Trong việc xét tặng này, một thành phố được hiểu là một đơn vị hành chính với ít nhất 10.000 cư dân được quản lý bởi Hội đồng thành phố hoặc một cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân). Một thành phố học tập vì thế có thể là một khu đô thị học tập, một làng học tập, một thị trấn học tập, một cộng đồng học tập, v.v…

Những thành phố đã được nhận tặng thưởng sẽ không được tham gia ứng cử cho danh hiệu này trong vòng 6 năm kể từ ngày được nhận được tặng thưởng.

Hội đồng xét duyệt Giải thưởng là những ai?
Một Hội đồng xét duyệt quốc tế bao gồm 12 thành viên trong Ban điều hành của UIL sẽ quyết định danh sách những thành phố được nhận tặng thưởng.

Các quyết định của Hội đồng xét duyệt được dựa trên sự đồng thuận (nếu có thể), hoặc bỏ phiếu kín cho tới khi đạt được đa số. Hội đồng sẽ hội kiến tại các cuộc họp thường niên của Ban điều hành UIL hoặc thông qua hội nghị trực tuyến.

Các tiêu chí đánh giá là gì?
Các đề cử nhận Tặng thưởng Thành phố Học tập của UNESCO sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Thành phố đề cử đã cam kết mạnh mẽ sẽ tạo và mở rộng các cơ hội đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân chưa, và trên phương diện này thành phố có thể hiện khả năng lãnh đạo chính trị, tầm nhìn, khả năng dự đoán và quản lý chưa?
  • Thành phố đề cử có kế hoạch hành động toàn diện và khả thi nhằm huy động nguồn lực và thu hút đối tác từ nhiều khu vực hay không?
  • Thành phố đề cử có các khu vực tập trung (ưu tiên) rõ ràng và các  mục tiêu theo từng giai đoạn không?
  • Thành phố đề cử có đang triển khai thực hiện những chiến lược vững chắc nhằm giải quyết các thách thức cụ thể của thành phố hay không?
  • Thành phố đề cử có chính sách, thực tiễn và dự án nào hiệu quả để các thành phố khác học tập hay không?
  • Các hoạt động thành phố học tập của thành phố đề cử có ảnh hưởng tích cực tới trao quyền cho cá nhân, gắn kết xã hội, phát triển kinh tế, thịnh vượng văn hóa và phát triển bền vững hay không?

Làm thế nào để nộp đề cử cho Giải thưởng?
Đề cử cho Giải thưởng phải được nộp cho UIL theo quy trình sau:

  • Các thành phố có nguyện vọng tham gia ứng cử Giải thưởng phải nộp các văn bản sau cho Ủy ban Quốc gia của UNESCO ở nước sở tại:
  • Một bản báo cáo về sự phát triển thành phố học tập dựa trên Biểu mẫu Báo cáo Giải thưởng;
  • Một Giấy Chấp thuận (có chữ ký) cho phép sử dụng và phát hành nội dung; và
  • Các tài liệu bổ sung cần thiết (bài báo, hình ảnh, video clips, v.v…).
  • UIL sẽ tập hợp các đề cử từ các Ủy ban Quốc gia UNESCO. Mỗi Ủy ban Quốc gia chỉ có thể đề cử tối đa 3 thành phố của nước sở tại.
  • Các Ủy ban Quốc gia sẽ nộp cho UIL một Hồ sơ Đề cử tặng Giải thưởng chính thức cho mỗi đề cử kèm theo các tài liệu bổ sung từ các thành phố được đề cử.

Hồ sơ đề cử Giải thưởng, Biểu mẫu Báo cáo và Giấy Chấp thuận đều có thể tải trên website của GNLC UNESCO (http://learningcities.uil.unesco.org/home).

Sau khi nhận được các đề cử, UIL sẽ lựa chọn ra một danh sách các ứng cử viên xuất sắc nhất. Danh sách này sẽ được nộp cho Hội đồng xét duyệt Tặng thưởng để đưa ra quyết định. Thay mặt cho Ban Hội đồng xét duyệt, UIL sẽ công bố kết quả một tháng trước khi diễn ra Hội nghị Khu vực về Thành phố Học tập hoặc Hội nghị Quốc tế về Thành phố Học tập lần tiếp, tùy theo sự kiện nào diễn ra trước.

Điều kiện khi tham dự

  • Các thành phố được đề cử sẽ chịu trách nhiệm gửi các tài liệu của họ (bộ hồ sơ) tới Ủy ban Quốc gia UNESCO ở nước sở tại.
  • Khi nhận được hồ sơ đề cử, UIL sẽ gửi xác nhận đến các thành phố tham gia. Nếu không nhận được xác nhận này, các thành phố nên liên lạc với UIL để kiểm tra xem hồ sơ đề cử và các văn bản bổ sung đã tới nơi hay chưa.
  • Tất cả các thành phố đề cử phải hoàn tất Giấy Chấp thuận (phụ lục trong Biểu mẫu Báo cáo Tặng thưởng) cho phép UIL phát hành và chia sẻ các tài liệu bổ sung dưới dạng miễn phí có ghi rõ nội dung bản quyền của các thành phố đó.
  • Các tài liệu được nộp sẽ không được hoàn trả.
  • Quyết định của Hội đồng xét duyệt là kết quả cuối cùng và trao đổi thư từ sẽ không được tính.

Ban Thư ký xét tặng Giải thưởng
Viện Học tập Suốt đời của UNESCO (UIL) tại Hamburg, CHLB Đức, là Ban Thư ký của Giải thưởng. (UIL là một trung tâm nghiên cứu, đào tạo, thông tin, lưu trữ và xuất bản quốc tế hoạt động phi lợi nhuận của UNESCO. UIL giữ một trọng trách quan trọng riêng biệt trong UNESCO và Liên Hợp Quốc: Đây là đơn vị duy nhất trong đại gia đình LHQ có sứ mệnh toàn cầu về học tập suốt đời. Với vai trò là Ban Thư ký của Hội nghị Quốc tế về Thành phố Học tập và cơ quan điều phối của Mạng lưới Thành phố Học tập Toàn cầu của UNESCO, UIL đang đóng vai trò tiên phong trong việc xúc tiến các hoạt động xây dựng năng lực, hỗ trợ kĩ thuật và kênh thông tin liên lạc để giúp các thành phố trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm và lộ trình trong việc phát triển các thành phố học tập.).

Ngày 14/2, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố danh sách mạng lưới thành phố học tập toàn cầu thuộc tổ chức này. Trong đó, có 64 thành viên mới đến từ 35 quốc gia. Đáng chú ý trong đó có 2 đại diện đến từ Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La).

Để được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO các thành phố cần có những sáng kiến hữu hiệu về chính sách cũng như đã áp dụng chính sách đó vào thực tiễn, khuyến khích phát triển giáo dục trên địa bàn. Đồng thời cần cam kết tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của mọi công dân ở tất cả các cấp học. UNESCO tiến hành xét duyệt hồ sơ vô cùng gắt gao, với sự thẩm định của các chuyên gia hàng đầu về giáo dục dựa trên 42 tiêu chí.

Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương có tất cả 11 thành phố được công nhận. Ngoài 2 đại diện của Việt Nam, 9 thành phố còn lại bao gồm: Thành phố Nam Kinh, Thành phố Tô Châu (Trung Quốc); Thành phố Legazpi (Philippines); Thành phố Busan, Seo-gu (Gwangju), Hanam (Hàn Quốc); Thành phố Bangkok, Khon Kaen, Yala (Thái Lan).



Trước đó, Việt Nam có 03 thành phố được UNESCO công nhận là "Thành phố học tập", gồm: Thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) - 2020, thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) - 2020 và thành phố Canh Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - 2022./.

 

Tác giả: Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Bằng

Nguồn tin: moet.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập216
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay29,032
  • Tháng hiện tại3,445,654
  • Tổng lượt truy cập74,155,034
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi