banner

KHTC - Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Thứ năm - 20/12/2018 03:05
Dienbien.edu.vn: Ngày 30/11/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1141/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) sẽ được triển khai ở các xã nông thôn trên toàn tỉnh, khuyến khích thực hiện ở cả khu vực đô thị (phường, thị trấn) nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.
Sản phẩm may thêu truyền thống thuộc “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”
tại bản Nậm Din, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo
Với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, từng bước phát triển ra thị trường trong và ngoài nước, Chương trình sẽ góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và thực hiện Đề án tái cơ cấu, Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn đến 2020; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển kinh tế khu vực nông thôn một cách bền vững.
Giai đoạn 2018-2020, phát triển 21 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP, 02 làng nghề gắn với du lịch. Củng cố và phát triển ít nhất 08 tổ chức kinh tế gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Đào tạo 46 cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện) thực hiện OCOP; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh. Giai đoạn 2021-2030, phát triển thêm 41 sản phẩm và 14 làng nghề gắn với du lịch. Củng cố và phát triển mới các tổ chức kinh tế tham gia OCOP. Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.000 lượt cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện OCOP; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia OCOP.
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Điện Biên sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về OCOP dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể; xây dựng hệ thống quản lý thực hiện OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; ban hành cơ chế, chính sách; triển khai đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP trên cơ sở nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế, ưu tiên hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, có địa chỉ ứng dụng; xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện OCOP; huy động nguồn lực hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia OCOP./.

Tác giả: Phạm Ngọc Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay26,397
  • Tháng hiện tại174,547
  • Tổng lượt truy cập136,526,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi