banner

VP- Tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ tư - 26/12/2018 04:07
Dienbien.edu.vn - Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị quyết số 19); ngành Giáo dục và Ðào tạo tỉnh đang tập trung đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong toàn ngành, tạo bước đột phá nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
http://www.baodienbienphu.info.vn/uploads/0-Nam%202018/Thang%2012/26-12/4.1.jpg
 Học sinh Trường Tiểu học Hà Nội - Ðiện Biên Phủ (TP. Ðiện Biên Phủ) đọc sách hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2018.
Ðể triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành; Sở Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành kế hoạch cụ thể, tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh tới các đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thuộc quyền quản lý. Thông qua công tác triển khai, quán triệt nghị quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong toàn ngành. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các đơn vị để thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên cơ sở Kế hoạch số 1879 ngày 24/9/2018 của Sở Giáo dục và Ðào tạo về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 2235/KH-UBND, ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các phòng giáo dục và đào tạo đã chủ động tham mưu trình UBND cấp huyện xây dựng Ðề án Rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, xác định mục tiêu giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp cho từng năm, đảm bảo mục tiêu theo từng giai đoạn. Thực hiện sáp nhập, hợp nhất các trường cùng cấp, sáp nhập, hợp nhất các trường phổ thông để hình thành trường phổ thông nhiều cấp học, dồn ghép các điểm trường ở những nơi có điều kiện thuận lợi, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, địa bàn cụ thể. Xây dựng Ðề án Ðiều chỉnh tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị giai đoạn 2018 - 2021 đảm bảo đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2015. Mục tiêu đặt ra đến năm 2021 toàn ngành giảm tối thiểu 50 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 10% theo mục tiêu Nghị quyết số 19). Trong đó, dự kiến Sở Giáo dục và Ðào tạo giảm 11 đơn vị; các huyện: Ðiện Biên giảm 10 đơn vị, Tuần Giáo giảm 7 đơn vị; Nậm Pồ, Tủa Chùa và Ðiện Biên Ðông mỗi huyện giảm 6 đơn vị; Mường Chà, Mường Nhé mỗi huyện giảm 3 đơn vị, còn lại TX. Mường Lay và TP. Ðiện Biên Phủ mỗi địa phương giảm 1 đơn vị. Ðến thời điểm này, Sở Giáo dục và Ðào tạo đã thực hiện sáp nhập giảm 7 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện để thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Ðiện Biên sáp nhập giảm 3 đơn vị. Qua đó khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đã giảm 14 cán bộ quản lý và 63 viên chức, 17 nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Thực hiện mục tiêu về tổ chức, sắp xếp các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước, Sở Giáo dục và Ðào tạo đã tiến hành rà soát, xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở theo hướng tinh gọn đầu mối, cắt giảm số lượng, sắp xếp lại các phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Nỗ lực trong việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh; đến nay ngành đã tinh giản được 404 biên chế (đạt gần 42% chỉ tiêu kế hoạch). Ðến năm 2021 ngành phải tinh giản 1.228 biên chế thì mới đạt 10% chỉ tiêu (so với tổng biên chế giao năm 2015).
Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo cho biết: Quá trình thực hiện khó khăn nhất đó chính là toàn ngành hiện còn thiếu 1.139 giáo viên, trong đó chủ yếu là thiếu giáo viên cấp học mầm non (1.012 giáo viên). Trước những khó khăn này, để thực hiện mục tiêu đề ra, Sở Giáo dục và Ðào tạo đề nghị được giao bổ sung biên chế giáo viên cho ngành (đặc biệt là giáo viên cấp học mầm non) đảm bảo đủ định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo quy định. Cùng với đó, ngành sẽ tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa phát triển cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (đặc biệt là mầm non) ngoài công lập ở địa bàn có khả năng xã hội hóa cao để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Ðổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian.

Tác giả: Minh Thùy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay12,935
  • Tháng hiện tại175,050
  • Tổng lượt truy cập136,526,863
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi