Câu lạc bộ gồm 12 thầy cô giáo, thành viên là học sinh, Chủ nhiệm CLB là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa, Phó Chủ nhiệm là cô giáo Hoàng Thu Thủy và Phạm Thị Thu. Câu lạc bộ “Chăm sóc sức khỏe” được thành lập nhằm thực hiện một số mục đích sau đây:
1. Nâng cao nhận thức về sức khỏe: Câu lạc bộ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe bản thân, bao gồm cả sức khỏe thể chất, tinh thần và dinh dưỡng. Việc giáo dục về sức khỏe giúp học sinh hiểu và thực hiện các thói quen lành mạnh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Khuyến khích lối sống lành mạnh: Câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các buổi tư vấn dinh dưỡng, và những chương trình giáo dục sức khỏe giúp học sinh phát triển thói quen tập luyện thường xuyên, ăn uống khoa học, và giảm thiểu các hành vi nguy cơ.
3. Giảm thiểu bệnh tật: Bằng cách cung cấp kiến thức và hoạt động giáo dục về các bệnh thường gặp trong học đường (như bệnh về mắt, bệnh về cột sống, bệnh về đường hô hấp), Câu lạc bộ có thể giúp học sinh phòng ngừa các vấn đề sức khỏe này một cách hiệu quả.
4. Tăng cường sức khỏe tinh thần: Ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể chất, Câu lạc bộ cũng có thể chú trọng đến sức khỏe tinh thần của học sinh. Các hoạt động như tham gia các câu chuyện chia sẻ, các buổi hội thảo về cách giảm stress, các kỹ năng đối phó với áp lực học tập sẽ giúp học sinh duy trì một trạng thái tinh thần ổn định và lành mạnh.
5. Hỗ trợ giáo viên và phụ huynh: Câu lạc bộ cũng có thể là cầu nối giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh trong việc theo dõi và hỗ trợ tình trạng sức khỏe của học sinh, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời nếu có vấn đề sức khỏe phát sinh.
6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo và hợp tác: Các hoạt động của Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe giúp học sinh phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm và tổ chức các sự kiện, qua đó phát huy tính tự giác và sáng tạo trong công việc.
7. Tạo môi trường học tập tích cực: Một môi trường học tập khỏe mạnh, nơi học sinh được khuyến khích chăm sóc sức khỏe của mình, sẽ tạo ra một cộng đồng học đường tích cực, năng động và thân thiện. Điều này sẽ giúp học sinh cảm thấy thoải mái và sẵn sàng học hỏi hơn.
Ảnh: Toàn cảnh buổi tuyên truyền của câu lạc bộ “Chăm sóc sức khỏe”
Ngay sau khi ra mắt, các thành viên của câu lạc bộ đã có những nội dung tuyên truyền về vai trò của sức khoẻ đối với con người: Tháng 10 là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, miền Bắc bắt đầu xuất hiện những đợt gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh về đường hô hấp và các bệnh về da gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt và học tập của không ít các bạn học sinh trong trường. Các học sinh trong câu lạc bộ thể hiện những nhận thức sâu sắc về các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh thường gặp, thể hiện qua cách thiết kế các mô mình đầy sáng tạo, hấp dẫn đối với người xem, người nghe. Nhóm tuyên truyền đã khắc sâu kiến thức về căn bênh thủy đậu và bệnh cúm. Tác nhân gây bệnh cúm mùa chủ yếu là do các chủng viruts cúm gây ra như Cúm A (viruts H3N2 hoặc H1N1), các chủng cúm B và chủng cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm. Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Virus Varicella Zoster ở bệnh thủy đậu dễ lây qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc với các giọt bắn có trong không khí từ miệng hay mũi của người bệnh khi hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho. Bệnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo, vải trải giường, các vật dụng bị ô nhiễm bởi chất dịch từ nốt phỏng hoặc từ miệng hay mũi của người bệnh. Biến chứng nguy hiểm của bệnh: viêm phổi, viêm não, viêm gan, rối loạn tâm thần thậm chí tử vong.
|
|
|
Ảnh: Một số hình ảnh tương tác trong buổi tuyên truyền |
Chương trình ra mắt còn thực sự ấn tượng bởi màn võ cổ truyền truyền thống của dân tộc và tiết mục aerobic đặc sắc của các thành viên câu lạc bộ thể hiện.
Ảnh: Tiết mục võ cổ truyền và aerobic rèn luyện sức khỏe
Thông qua sự kiện này, các em học sinh toàn trường đã được cung cấp những kiến thức cơ bản, cách nhận biết được một số loại bệnh và cách phòng tránh. Trước một số bệnh giao mùa, CLB đã cung cấp cho các bạn học sinh các cách đề phòng chống bệnh như: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh hàng ngày bằng nước muối. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng: Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm, thủy đậu. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết để phòng lây nhiễm. Tăng cường vận động thể chất để nâng cao sức khoẻ…
Ảnh: Các thầy cô giáo và một số mô hình virus do CLB chăm sóc sức khỏe tự làm
Ảnh: Thầy cô và thành viên CLB chụp ảnh lưu niệm
Mong rằng qua buổi tuyên truyền, CLB “Chăm sóc sức khỏe” sẽ giúp các em học sinh nhà trường có thêm những hiểu biết về cách phòng chống bệnh, đặc biệt trong thời tiết giao mùa và thường xuyên tập luyện tăng cường rèn luyện sức khỏe, đồng thời tuyên tuyền đến người thân trong gia đình và mọi người xung quanh./.