banner

VP.Thầy giáo 48 năm dạy tiếng Mông nơi rẻo cao

Thứ hai - 20/08/2018 02:42
Dienbien.edu.vn - Ðã gần 70 tuổi, nhưng thầy giáo Ðinh Văn Mâu vẫn được mời di dạy tiếng dân tộc Mông tại các huyện vùng cao trong tỉnh. Gặp thầy trong một lớp dạy học cho cán bộ, giáo viên tại huyện Nậm Pồ, chúng tôi được thầy chia sẻ về 48 năm tâm huyết với việc dạy tiếng Mông ở vùng cao. “Năm 1970, tôi 20 tuổi, mới tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Tây Bắc và được phân công lên vùng cao, dạy học ở xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Lai Châu (cũ). Ngày ấy chưa có trường, các lớp học tập trung chỉ là nhà tạm, học sinh là người dân tộc Mông với nhiều lứa tuổi khác nhau cùng ngồi học một lớp. Thêm vào đó, đường sá đi lại khó khăn, các bản nằm xa trung tâm xã, cuộc sống người dân vô cùng vất vả, vì thế giáo viên chúng tôi phải ở trong điểm bản để tiện việc dạy học, rồi cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia đi nương, làm rẫy với bà con dân bản” - thầy Mâu chia sẻ.
1
Thầy giáo Ðinh Văn Mâu soạn giáo án dạy tiếng Mông.
 
Do thành thạo tiếng Mông, thầy Mâu có dịp gần gũi, nắm tâm tư nguyện vọng và hiểu phong tục, tập quán của bà con bản địa, nhờ đó, thầy dễ dàng truyền đạt kiến thức bằng tiếng Mông cho bà con. Theo chia sẻ của thầy Mâu: Ngày ấy trên địa bàn vùng cao huyện Tủa Chùa, nhiều người dân tộc Mông chưa biết tiếng của dân tộc mình, do đó để dạy kiến thức phổ thông, các thầy cô giáo phải dành ít nhất 3 tháng để truyền đạt tiếng Mông, chữ Mông cho bà con. Nhớ lại những ngày gian khổ nắng mưa, lặn lội đi điểm bản vận động học sinh ra lớp, những buổi tối dạy học tiếng Mông dưới ngọn đèn dầu le lói... thầy Mâu cho biết: “Ngày ấy kham khổ nhưng giáo viên trẻ chúng tôi ai cũng tâm huyết với việc xóa mù, dạy học vùng cao với mong muốn nỗ lực của mình có thể truyền đạt được tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mông đến bà con, giúp họ tiếp thu được kiến thức và nâng cao hiểu biết”.

Ngoài dạy tiếng Mông, thầy Mâu còn làm công tác quản lý. Với cương vị Hiệu trưởng Trường Tiểu học cơ sở xã Tả Sìn Thàng, thầy tích cực hướng dẫn cho giáo viên nhà trường học, đọc thành thạo tiếng Mông để dễ dàng giao tiếp với học sinh và phụ huynh của các em. Theo thầy Mâu: Ðiều khó nhất đối với giáo viên khi học và dạy tiếng Mông không chỉ là cách phát âm, ghép vần mà còn phải am hiểu về phong tục, tập quán của người dân, gần gũi với học trò thì mới có thể dễ dàng truyền đạt trong khi giảng dạy.
Năm 1985, thầy Mâu chuyển về công tác tại Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Ðiện Biên, tham gia giảng dạy tiếng Mông tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn cho đến khi về hưu (năm 2010). Sau khi nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, nhưng với tâm huyết của mình, thầy Mâu vẫn thường xuyên đi dạy tiếng Mông cho cán bộ, giáo viên, lực lượng vũ trang ở vùng cao các huyện: Mường Nhé, Tủa Chùa, Nậm Pồ, Ðiện Biên Ðông, Mường Chà... do Sở Giáo dục và Ðào tạo, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ tỉnh và một số sở, ngành mời dạy.

Nói về tầm quan trọng của việc học tiếng Mông, nhất là với những cán bộ công tác vùng có đồng bào dân tộc mông rất hữu ích, vì nó giúp mình hiểu biết sâu văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Mông. Thầy Mâu cho biết thêm: “Về cơ bản, tiếng Mông hiện nay dùng toàn bộ hệ chữ Latinh để ghi lại âm vần, chỉ có một số từ khác tiếng Việt (tiếng phổ thông). Do đó, tiếng Mông rất dễ học, đọc. Cần chuyên tâm học hơn 2 tháng là có thể nói thành thạo và giao tiếp được với người Mông. Ðến nay, ngoài việc đi dạy học, tôi đang nghiên cứu để biên soạn sách dạy tiếng Mông cho Sở Giáo dục và Ðào tạo”.

Nói về thầy giáo Ðinh Văn Mâu, thầy giáo Vì A Hao, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức huyện Tủa Chùa cho biết: “Tôi cùng đi dạy tiếng Mông vùng cao với thầy Mâu đã nhiều năm. Tôi thấy, thầy Mâu rất tâm huyết với việc truyền đạt tiếng nói, chữ viết dân tộc Mông cho nhiều thế hệ giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nói chung. Ðến nay, nhiều thế hệ học trò của thầy Mâu là người dân tộc Mông ở các xã Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Tả Phìn... đều đã trưởng thành, là cán bộ xã, huyện và vẫn thường xuyên về thăm thầy, để ôn lại kỷ niệm những ngày đầu được thầy bảo ban, truyền đạt từng nét chữ Mông, tiếng Mông...”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay25,983
  • Tháng hiện tại745,148
  • Tổng lượt truy cập136,197,517
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi