banner

GDTrH-Chuyên đề: Những cách thức, phương pháp kỹ năng và nội dung thiết yếu thực hiện trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục THCS khu vực khó khăn và dân tộc thiểu số

Thứ ba - 21/08/2018 02:39
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục THCS là một hoạt động cần thiết, qua đó giúp cộng đồng, các tổ chức xã hội, già làng, trưởng bản, cha mẹ học sinh, cán bộ các ngành, đoàn thể ở cộng đồng, cán bộ quản lý, giáo viên ở khu vực khó khăn và dân tộc thiểu số có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục THCS. Từ những thay đổi về nhận thức giúp họ thay đổi về hành vi tạo điều kiện cho con em đến trường góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ trong các độ tuổi đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội, già làng, trưởng bản, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ năng tuyên truyền giúp các tuyên truyền viên ở cộng đồng vận dụng có hiệu quả những hình thức, kỹ năng truyền thông để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục.
1

Các hình thức, phương pháp, kỹ năng, công cụ kỹ thuật cộng đồng, cách lập kế hoạch và đánh giá hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất

 - Một số hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất thường được thể hiện qua một số hình thức như: truyên truyền bằng hình thức tập huấn; truyên truyền bằng hình thức tiểu phẩm sân khấu; truyên truyền bằng hình thức hội thi; truyên truyền bằng hình thức truyền thông qua đài phát thanh; truyên truyền bằng hình thức họp cộng đồng; truyên truyền bằng hình thức sinh hoạt câu lạc bộ; truyên truyền bằng hình thức tư vấn trực tiếp.

- Một số phương pháp tập huấn có sự tham gia của cộng đồng để tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, gồm: phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp pháp động não; phương pháp đóng vai; phương pháp tranh luận; phương pháp sử dụng trò chơi; phương pháp nghiên cứu tình huống.

- Những kỹ năng tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, gồm: kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng lắng nghe/phản hồi, tổ chức thảo luận nhóm; kỹ năng trình bày; kỹ năng tạo hứng thú trong buổi truyền thông; kỹ năng xử lý các tình huống.

- Các công cụ kỹ thuật cộng đồng để phân tích về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong tuyền thông nâng cao nhận thức, gồm: xây dựng sơ đồ/bản đồ (sơ đồ dân cư, trường học, những gia đình có người mù chữ, bỏ học...); xây dựng sơ đồ hình cây (cây thu nhập - chi tiêu trong gia đình, cây nguyên nhân - hậu quả của việc bỏ học...); xây dựng lịch (lịch làm việc, lịch học tập...); xếp loại thứ tự ưu tiên (xếp loại ưu tiên các kỹ năng sống cha mẹ cần giáo dục cho con em ở địa phương, xếp loại ưu tiên các nhu cầu cần tuyên truyền về các vấn đề giáo dục, y tế, xã hội...).
2

- Cách lập kế hoạch và đánh giá hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, gồn các bước sau: xác định đối tượng tham gia tuyên truyền; xác định nhu cầu tuyền truyền; xác định mục tiêu tuyên truyền; xác định thời gian và địa điểm tuyên truyền; xác định các phương pháp tuyên truyền; xác định các điều kiện đảm bảo để tuyên truyền; lập kế hoạch thực hiện tuyên truyền.

Những nội dung thiết yếu cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất và dân tộc thiểu số

- Một số vấn đề chung về giáo dục THCS, tập trung vào các nội dung: vai trò vủa giáo dục đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của địa phương. Vai trò của PCGD THCS, những khó khăn vướng mắc khi thực hiện PCGD THCS, những giải pháp để thực hiện PCGD THCS, trách nhiệm của nhà trường, gia đình, chính quyền và đoàn thể của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS. Công tác phân luồng học sinh sau THCS, mục đích của việc phân luồng, mục tiêu thực hiện việc phân luồng học sinh sau THCS hiện nay, những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện phân luồng hiện nay, trách nhiệm của các bên liên quan. một số nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nội dung cốt lõi của đổi mới giáo dục và đào tạo, các giải pháp then chốt của đổi mới giáo dục và đào tạo, khâu đột phá trong đổi mới giáo dục và đào tạo, những phẩn chất, năng lực học sinh THCS cần hướng tới, những điểm mới trong nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của cha mẹ học sinh trong việc đánh giá năng lực của học sinh...

- Một số hiểu biết về giáo dục kỹ năng sống: vì sao học sinh THCS cần được giáo dục kỹ năng sống, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho con em; cha mẹ có thể trang bị kỹ năng sống cho con thông qua những con đường nào, hỗ trợ con thực hành, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống như thế nào; cha mẹ có thể tìm kiếm sự tư vấn, trợ giúp ở đâu về giáo dục kỹ năng sống cho con em.

- Một số kiến thức về giới: thế nào là giới và giới tính; phân biệt đối xử về giới và bình đẳng giới.

- Một số vấn đề về tuổi dạy thì và xâm hại tình dục trẻ em: các hành vị xâm hại, hậu quả xâm hại, cách phòng tránh bị quấy rối và xâm hại tình dục.

- Một số hiểu biết về bạo lực học đường, bạo hành gia đình và buôn bán, bắt cóc trẻ em: các biểu hiện, cách phòng tránh và ứng phó với hành vi trên.

- Một số hiểu biết về ma túy và tảo hôn: một số kiến thức về ma túy, hiểu biết về tảo hôn; hậu quả; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng nhằm phòng tránh của ma túy và tảo hôn.
3
Hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học
 
- Một số hiểu biết về khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp: khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp, vì sao phải giáo dục khởi nghiệp; những nội dung cơ bản cần giáo dục khỏi nghiệp cho học sinh; trách nhiệm của nhà trường trong việc định hướng tinh thần khởi nghiệp cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trách nhiệm của gia đình trong giáo dục khởi nghiệp.

Trên đây là những nội dung cơ bản, định hướng quan trọng, giúp các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS vận dụng để triển khai thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục THCS khu vực khó khăn và dân tộc thiểu số. Trong quá trình triển khai thực hiện, các phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm xác định những mặt đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân; qua đó đề ra hệ thống các giải pháp nhằm từng bước phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng./.

Tác giả: Bùi Mạnh Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay23,070
  • Tháng hiện tại732,429
  • Tổng lượt truy cập135,210,722
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi