banner

Tích cực chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ ba - 10/09/2019 02:36
Dienbien.edu.vn - Từ năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bắt đầu được triển khai đối với khối lớp 1, sau đó sẽ tiếp tục thực hiện đối với từng khối lớp ở các cấp học. Theo đó, để đáp ứng yêu cầu cũng như các điều kiện cần thiết chuẩn bị cho chương trình GDPT mới, ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực rà soát toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên… đảm bảo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ÐT.
http://www.baodienbienphu.info.vn/Uploads/images/uthong85/2019/09/06/5_1.jpg
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ) nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng lộ trình đổi mới chương trình GDPT của Bộ GD&ÐT.
Căn cứ vào lộ trình của Bộ GD&ÐT, chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT với chức năng là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT tỉnh đã chủ động, tích cực trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh về triển khai, thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới trên địa bàn tỉnh đảm bảo đầy đủ, kịp thời, bám sát thực tiễn. Sở GD&ÐT quán triệt đầy đủ tới toàn thể cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn bộ nội dung Thông tư số 32/2018/TT-BGDÐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ÐT về việc ban hành chương trình GDPT. Tiếp tục tăng cường đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Bên cạnh đó, lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và triển khai chương trình GDPT mới để tham gia bồi dưỡng; triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại các địa phương theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến; đảm bảo 100% giáo viên được phân công dạy chương trình GDPT hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp.
Cùng với công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên, Sở GD&ÐT cũng chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ để phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh trong tuyển dụng; chủ động rà soát, sắp xếp, sửa chữa để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đủ theo quy định của từng cấp học, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo việc thực hiện đổi mới của từng khối lớp, từng cấp học…
Là huyện vùng sâu, vùng xa khó khăn bậc nhất của tỉnh, song Nậm Pồ đã rất nỗ lực thực hiện lộ trình đổi mới chương trình GDPT. Theo ông Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng GD&ÐT huyện thì đến cuối năm học 2018 - 2019, huyện đã xóa toàn bộ nhà lớp học tạm để thay thế bằng nhà kiên cố, bán kiên cố và “3 cứng”. Ðến nay, toàn huyện đã có 432/796 phòng kiên cố; còn lại là phòng bán kiên cố và “3 cứng”, đảm bảo yêu cầu cho công tác dạy và học. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng trường, lớp học, 100% trường mầm non và các trường phổ thông dân tộc bán trú được cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học; thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh, đáp ứng các yếu tố cho lộ trình đổi mới chương trình GDPT.
Tại huyện Mường Ảng, thời gian qua, UBND huyện đã triển khai, chỉ đạo Phòng GD&ÐT, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo về công tác chuẩn bị cho chương trình GDPT mới. Ông Lê Văn Thống, Trưởng phòng GD&ÐT huyện cho biết: Ðến nay, tất cả các văn bản chỉ đạo của cấp trên đều được phòng triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời. Phòng đã cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT mới do Sở tổ chức. Ngoài ra, tất cả các yếu tố về cơ sở vật chất, công tác cán bộ… đều được phòng thực hiện theo đúng lộ trình đổi mới GDPT.
Theo báo cáo của Sở GD&ÐT, đến cuối tháng 6/2019, 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, ban hành kế hoạch của địa phương triển khai kế hoạch thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT của UBND tỉnh; đẩy mạnh truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình, sách giáo khoa GDPT; rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực. Ðến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng tập trung về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Qua kết quả viết thu hoạch, 100% cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt tốt cốt lõi đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nhất là những nội dung điều chỉnh, nội dung mới so với chương trình hiện hành.
Ngoài ra, đối với việc nghiên cứu văn bản, thu thập tài liệu chuẩn bị biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, dự kiến cấp trung học và trung học cơ sở hoàn thành trong năm 2020; cấp trung học phổ thông sẽ hoàn thành trong năm 2021 do Tổ cốt cán cấp tỉnh tổ chức, thực hiện.
Theo lộ trình áp dụng chương trình GDPT mới của Bộ GD&ÐT, năm học 2020 - 2021 sẽ áp dụng đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 áp dụng đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập268
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay77,925
  • Tháng hiện tại496,687
  • Tổng lượt truy cập136,848,500
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi