Đến dự và chỉ đạo tập huấn, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT có bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ GDMN, bà Hoàng Thị Dinh - Chuyên viên chính Vụ GDMN; bà Hồ Lam Hồng - chuyên gia GDMN, Bộ GD&ĐT. Đại biểu Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên có bà Lò Thị Thời - Phó Giám Đốc Sở GD&ĐT cùng các đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên phòng GDMN Sở GD&ĐT. Đại biểu Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên có bà Đặng Thị Ngọc Hà - Phó trưởng phòng GD&ĐT cùng các đồng chí là cán bộ chuyên môn mầm non phòng GD&ĐT huyện Điện Biên. Buổi tập huấn còn có sự tham dự của gần 200 đại biểu là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán của 22 tỉnh, thành trong cả nước.Tại buổi tập huấn các đại biểu được tham quan mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số và dự 08 hoạt động thực hành tăng cường tiếng Việt tại 02 trường mầm non của huyện Điện Biên. Bộ GD&ĐT đã đánh giá cao về công tác chỉ đạo cũng như triển khai thực hiện hiệu quả việc xây dựng môi trường giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ phù hợp với thực tiễn tại địa phương của các nhà trường, sự nỗ lực cố gắng, tinh thần đoàn kết của tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong các nhà trường.Hoạt động thực hành tăng cường tiếng Việt tại 2 trường: MN xã Thanh Nưa, MN xã Núa Ngam, huyện Điện Biên
Phát biểu tại buổi tập huấn, bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT đã có những định hướng chỉ đạo cụ thể nhằm đổi mới các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2021-2025 tại các đơn vị trong toàn quốc phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ GDMN - Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn Bà Lò Thị Thời - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên phát biểu về tình hình thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt tại Điện Biên Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán các tỉnh, thành phố cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong việc xây dựng kế hoạch, tạo môi trường, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao.
Các đại biểu tham dự tập huấn đánh giá rất cao việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức rất sáng tạo, hiệu quả đợt tập huấn thông qua các hoạt động: thực hành tham quan trực tiếp mô hình xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt, dự giờ giáo viên tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt tại chính cơ sở giáo dục, đại biểu tham gia còn được trải nghiệm các hoạt động tại trường, được tổ chức rút kinh nghiệm tại chỗ, sau đó được chuyên gia tập huấn hướng dẫn, chia sẻ cách thức thực hiện tăng cường tiếng Việt.
Thông qua đợt tập huấn nhằm đánh giá tiến độ mục tiêu hoàn thành kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2016-2020, giải đáp được những khó khăn, vướng mắc của các tỉnh thành trong quá trình thực hiện Đề án và rút ra bài học, kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Qua đó các đơn vị trong cả nước chia sẻ, nhân rộng được những cách làm hay, phù hợp với đặc thù của địa phương./.