banner

Cách xử lí khi trẻ mầm non bị hóc dị vật

Thứ sáu - 17/02/2023 03:34
Dienbien.edu.vn- Hằng ngày, chúng ta vẫn nghe, thấy những bản tin trẻ bị hóc, sặc dị vật phải đi cấp cứu. Vậy chúng ta cần phải xử lý hay sơ cứu như thế nào khi trẻ bị hóc dị vật ở cổ? Hóc,sặc dị vật là một tai nạn rất nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ trong quá trình ăn hoặc chơi.
Những vật bị rơi vào cuống họng sẽ làm hẹp đường thở hoặc tắc hoàn toàn đường thở. Nếu chúng ta không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng: thiếu oxy nên làm tổn thương não hoặc có thể tử vong. Tuy nhiên, nếu chúng ta sơ cứu sai cách sẽ càng làm tình trạng thêm nghiêm trọng hơn, xin giới thiệu với đồng nghiệp một số cách xử trí khi trẻ mầm non bị hóc dị vật.
Giờ hoạt động góc của các bé 5-6 tuổi, Trường Mầm non xã Thanh Xương, huyện Điện Biên
1. Nguyên nhân gây hóc dị vật ở cổ
Trong quá trình ăn: Các bé vừa ăn vừa chơi hoặc khóc dẫn tới sặc thức ăn (cháo, sữa, cơm).Bé ăn các loại quả tròn hoặc có hạt cứng, tròn dễ rơi vào cổ họng: nhãn, vải, nho,…; hoặc trẻ bị mắc xương. Bé ăn các thực phẩm dẻo, dai và trơn dễ tuột vào cổ họng: rau câu dẻo, kẹo, kẹo dẻo,…
Bé bị hóc trong qúa trình chơi: các con còn quá nhỏ nên có thể ngậm các loại đồ chơi có hình dạng nhỏ, tròn: bi, các mảnh vỡ trong đồ chơi, các loại hột hạt…
2. Biểu hiện hóc dị vật ở trẻ
Con đang bú, ăn hoặc chơi thì đột nhiên có biểu hiện ho dữ dội, khó thở, không thể khóc, tím tái.
Trẻ bị nhẹ thì thường chỉ ho một lúc, vẫn có thể khóc hoặc nói, tím nhẹ rồi sau đó tự hết.
Trường hợp con bị nặng: ho dữ dội, khó thở, bắt đầu tím tái, tay chân cứng, không thể khóc, thậm chí có thể ngừng thở và tử vong.
3. Cách sơ cứu ban đầu
Đối với trường hợp nhẹ: trẻ chỉ ho, da vẫn hồng hào, có thể nói chuyện hoặc khóc thì người lớn giữ bé ở tư thế ngồi và đưa ngay đến bệnh viện để gắp vật đó ra.
Đối với trường hợp nặng: trẻ khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, tím tái thì người lớn nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành sơ cứu:
Đối với các bé dưới 1 tuổi: chúng ta dùng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực để sơ cứu bước đầu:
Giữ trẻ nằm sấp, dọc trên cánh tay sao cho đầu thấp hơn mông, dùng ngón tay đẩy cằm con lên cho cổ ưỡn để tránh gập đường thở.
Dùng gót bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 lần liên tiếp lên vùng giữa hai xương bả vai (thao tác nhanh và dứt khoát).
Sau đó lật trẻ lại, kiểm tra: trẻ thở được chưa, còn tím tái không, nếu có vật gì trong khoang miệng thì khéo léo lấy ra
Nếu vẫn chưa có kết quả thì vẫn giữ trẻ nằm ngửa với tư thế đầu thấp, dùng đầu ngón giữa và ngón trỏ ấn mạnh 5 lần liên tiếp vào vùng ½ dưới xương ức.
Kiểm tra xem bé đã thở chưa, nếu chưa thì tiếp tục thực hiện luân phiên 2 thao tác vỗ lưng và ấn ngực đến khi nào trẻ khóc hoặc xe cấp cứu tới.

Đối với trẻ lớn hoặc người lớn: dùng thủ thuật Heimlich
Trường hợp còn tỉnh:
Người thực hiện đứng hoặc quỳ phía sau, cho nạn nhân đứng hoặc quỳ, nghiêng đầu về phía trước.
Một bàn tay nắm lại đặt dưới mũi xương ức, tay còn lại vòng qua nạn nhân ôm chặt nắm tay
Giật mạnh nắm tay theo hướng tứ trước ra sau, từ dưới lên trên liên tục 5 lần một cách nhanh và dứt khoát.
Kiểm tra miệng nạn nhân xem có bất kỳ vật lạ gì thì lấy ra, nếu vẫn còn thì tiếp tục thực hiện đến khi chúng được đẩy lên hoặc cấp cứu đến.

Trường hợp bất tỉnh:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, người thực hiện quỳ gối, tựa hai chân vào hai bên đùi trẻ, duỗi ngón tay ở một bàn tay, ngón tay bàn còn lại nắm xen kẽ vào bàn tay duỗi rồi ấn vào dưới xương ức của nạn nhân theo hướng từ dưới lên 5 lần liên tiếp.
Kiểm tra khoang miệng, nếu vật lạ vẫn chưa rơi ra thì tiếp tục thực hiện đến khi nào nó rơi ra hoặc cấp cứu đến.

4. Lưu ý khi sơ cứu cho trẻ
Không nên cho tay hoặc bất kỳ thứ gì vào miệng để móc, gắp dị vật ra vì chúng ta có thể làm dị chúng rơi vào sâu hơn.
Không nên vuốt xuôi ngực xuống vì điều này cũng có thể làm thứ bị kẹt bên trong cuốn họng rơi sâu hơn.
Không nên dùng các mẹo dân gian: nuốt cơm, bánh mì vì có thể làm tình trạng này nghiêm trọng hơn.
5. Cách phòng tránh đối với trẻ em
Khi con đang khóc, chúng ta không nên ép chúng ăn hoặc uống.
Không để con vừa ăn vừa chơi hoặc nô đùa khi có thức ăn trong miệng.
Không cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ bị hóc: rau câu, nhãn, thực phẩm có xương,…
Quan sát bé thật kĩ khi chơi để tránh cho các vật nhỏ, tròn hoặc nhọn vào miệng.
Hy vọng một số cách xử lí này sẽ giúp đồng nghiệp thực hiện tốt hơn hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm119
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay45,765
  • Tháng hiện tại684,711
  • Tổng lượt truy cập137,036,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi