banner

GDTH - Giáo dục bảo vệ di tích lịch sử Thành Vàng Lồng, xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa

Chủ nhật - 23/12/2018 22:51
Trên địa bàn xã Tả Phìn Huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên, người dân tộc Mông nơi đây tiếp cận với văn hóa đô thị quá nhanh nên những nét nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Mông trên địa bàn đã dần bị mai một. Để bảo vệ di sản văn hóa của cha ông, trong đó có di sản văn hóa Thành Vàng Lồng, Trường PTDTBT Tiểu học Tả Phìn đã có nhiều hoạt động giáo dục thông qua di sản có nhiều ý nghĩa.

Thành Vàng Lồng được xây dựng cách đây gần 3 thế kỷ, là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, là một di sản văn hóa cổ của dân tộc Mông vùng núi Tây Bắc, nơi mà đồng bào dân tộc Mông với những phong tục tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu như chọc lỗ tra hạt. Cái tên "Vàng Lồng" do Vàng Chống Cáng đặt, "Vàng" là thành của họ Vàng, theo tiếng Mông "Vàng" nghĩa là vua, "Lồng" có nghĩa là một vòng tròn, thành Vàng Lồng được dựng thành một vòng tròn khép kín.
 
Một góc Thành Vàng Lồng, xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa
Hiện nay thành Vàng Lồng được UBND tỉnh Điện Biên công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Nhằm giáo dục và bảo tồn, gìn giữ những di sản văn hóa của dân tộc rất cần sự vào cuộc của các tổ chức và nhân dân địa phương nhất là thế hệ thanh thiếu niên và học sinh.
  1. Giáo dục thế hệ trẻ tham gia bảo vệ nền văn hóa dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng chúng ta đã vượt qua và tiếp tục phát triển nhờ dân tộc ta giữ được bản sắc văn hóa. Chúng ta không bị đồng hóa trong suốt chặng đường lịch sử bị ngoại bang nô dịch, để rồi chính những nét đặc trưng văn hóa dân tộc đã khẳng định khí chất, bản lĩnh con người Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập, nhiệm vụ bảo vệ nền văn hóa dân tộc càng khó khăn hơn.
Giáo dục và đào tạo là không dừng lại ở việc đưa nội dung giáo dục lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Giáo dục cho học sinh  cần tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chú trọng giữ gìn những nét văn hóa độc đáo mà cha ông ta đã chắt chiu, vun đắp; khơi dậy niềm tự hào, ý thức kế thừa văn hóa trên tinh thần sáng tạo… Từ câu nói  của Bác Hồ: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thế hệ các cháu”, có thể nói rằng, bản sắc văn hóa Việt thời nay tồn tại hay không tồn tại cũng một phần trông mong, cậy nhờ vào thế hệ trẻ, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
2. Đưa giáo dục giữ gìn khu di tích lịch sử vào trường học
Để nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ di sản văn hóa trường PTDTBT TH Tả Phìn tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa tìm hiểu lịch sử ra đời và xây dựng khu di tích lịch sử Thành Vàng Lồng cho học sinh toàn trường.

Các em học sinh tham gia dọn vệ sinh khu di tích thành Vàng Lồng
Qua đó giáo dục học sinh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những cách đó là thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục truyền thông cho thế hệ trẻ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của cha ông cho thanh thiếu niên thông qua nhiều hình thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý, thị hiếu của giới trẻ. Cùng với đó là mở rộng giao lưu văn hóa, nói chuyện lịch sử truyền thống, tăng cường tính tương tác, tính trực quan sinh động khi giáo dục truyền thống văn hóa cho tuổi trẻ.
Từ những buổi hoạt động ngoài giờ như thế, giúp các học sinh càng hiểu và biết thêm về truyền thống, biết giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử của quê hương Tả Phìn thân yêu./.

Tác giả: Trường PTDTBT Tiểu học Tả Phìn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập295
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay24,795
  • Tháng hiện tại289,146
  • Tổng lượt truy cập136,640,959
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi