banner

GDTH - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - CNGD với học sinh ở trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa

Thứ ba - 08/01/2019 22:57
Từ năm học 2015 – 2016, Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục. Sau 3 năm áp dụng chúng tôi nhận thấy dạy Tiếng Việt theo chương trình Công nghệ giáo dục đã đem lại kết quả cao hơn, cụ thể: Phần lớn các em đọc to, rõ ràng, đảm bảo theo tốc độ quy định, ngắt nghỉ hơi hợp lý, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt (âm đệm, âm chính, âm cuối), phát âm chuẩn. Học sinh nghe - viết đảm bảo tốc độ, nắm chắc luật chính tả để vận dụng viết bài, không nhầm lẫn nguyên âm, phụ âm và vần. Bài viết trình bày khoa học, chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ. Học sinh hiểu được lệnh của giáo viên, nghe hiểu được nội dung câu hỏi, tự tin trả lời đủ ý, rõ nghĩa. Để có được kết quả trên, nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Trước hết, nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền về nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt lớp 1 - CNGD tới cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt với chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện chương trình Công nghệ giáo dục ở đơn vị; tư vấn để phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh.
Thứ hai, chủ động rà soát chất lượng học sinh, lựa chọn giáo viên dạy lớp 1. Đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo giáo viên rà soát những thuận lợi, khó khăn ở từng lớp, từng điểm trường để đưa vào kế hoạch áp dụng Công nghệ giáo dục cho năm học.Nhà trường lựa chọn giáo viên để dạy Công nghệ giáo dục: Đây là khâu rất quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại khi áp dụng chương trình Công nghệ giáo dục do đó nhà trường ưu tiên lựa chọn những giáo viên năng động, nhiệt tình, chữ viết đẹp, thân thiện với học sinh, có sức khỏe, có đủ kiến thức và kĩ năng sư phạm. Bên cạnh đó nhà trường còn sắp xếp phân công thêm một giáo viên nữa cho mỗi lớp 1 trong hai tháng đầu năm học nhằm hỗ trợ những học sinh chậm hơn bắt kịp những học sinh khác trong lớp theo được tiến độ của chương trình. Đối với những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng  nhà trường tiếp tục bố trí giáo viên phụ đạo thêm cho các em.

Sự hỗ trợ của giáo viên thứ hai trong tiết học
Thứ ba, nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách chuyên môn và các giáo viên dạy lớp 1 tham gia vào các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức; tham gia vào các buổi hội thảo chuyên đề cấp huyện và các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp dạy học Công nghệ giáo dục và hiểu các khái niệm ngữ âm và luật chính tả được thiết kế trong chương trình. Giáo viên tổ chức dạy học cởi mở thân thiện ngay từ những tiết học đầu tiên của tuần 0. Từ đó giúp học sinh yêu thích môn học Tiếng Việt. Thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó chú trọng và nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên, đánh giá trực tiếp để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
Thứ tư, nhà trường ưu tiên bố trí phòng học cho lớp học công nghệ giáo dục: diện tích, bàn ghế, bảng chống lóa (bảng được kẻ dòng dành riêng cho lớp 1), đảm bảo ánh sáng và các điều kiện để dạy công nghệ giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm trong triển khai dạy học theo chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD. Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi học tập; kể chuyện sáng tạo theo tranh vẽ trên tường; giao lưu iếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt như: Dạy tăng thời gian môn tiếng Việt, tổ chức các hoạt động giao lưu tiếng Việt, xây dựng cây từ vựng tiếng Việt,... nhằm hỗ trợ học sinh lớp 1 học tốt môn tiếng Việt.

Học sinh lớp 1 thích thú  kể chuyện sáng tạo theo tranh vẽ tường
Với những giải pháp nêu trên, chất lượng học sinh lớp 1, nhất là học sinh dân tộc thiểu số được nâng lên: Học sinh phát âm chuẩn, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt, luật chính tả để vận dụng viết bài, không nhầm lẫn âm, vần, học sinh tự tin trong giao tiếp tiếng Việt và tham gia các hoạt động tập thể... Tỷ lệ học sinh Hoàn thành, Hoàn thành Tốt môn Tiếng Việt đạt 95% trở lên. Đó là những tiền đề quan trọng để học sinh vận dụng làm tốt dạng bài Tập làm văn theo hướng mở ở lớp 2,3,4,5.
Năm học 2018 – 2019, Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa tiếp tục vận dụng có hiệu quả các giải pháp dạy học, tích cực trao đổi học tập kinh nghiệm các đơn vị trong huyện trong tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng học sinh đầu cấp tiểu học.

Tác giả: Hoàng Thị Tuyết Nhung – Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay36,913
  • Tháng hiện tại814,723
  • Tổng lượt truy cập135,293,016
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi