banner

Huyện Điện Biên với công tác Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.

Chủ nhật - 26/07/2020 21:10
Dienbien.edu.vn - Năm học 2019-2020 cấp mầm non có 27 trường, 309 nhóm, lớp với 8074 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ 0-5 tuổi ra lớp trên dân số độ tuổi đạt 78,97%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ từ 3 - dưới 36 tháng đạt 50%, trẻ từ 3-5 tuổi đạt 99,9%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,9%; Số trẻ là người DTTS được học tại các trường mầm non 5880/8074 trẻ, chiếm 72,8% số trẻ đến trường. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 693 người trong đó: cán bộ quản lý 67 người, giáo viên 544 người và nhân viên 82 người; Số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là người DTTS là 291 người, chiếm 42%
 Cấp Tiểu học có 26 trường, 383 lớp, 9466 học sinh, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; huy động trẻ 6- 10 tuổi học đạt 99,8%; học sinh là người DTTS tại các trường tiểu học 7158/9466 chiếm 75,7%.  Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 769 người, trong đó: cán bộ quản lý 61 người, giáo viên 594 người và nhân viên 114 người; Số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là người DTTS là 268 người, chiếm 34,9%.
1
Học sinh mầm non học tiếng Việt qua đồ dùng, đồ chơi
Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án trong cộng đồng, cha mẹ trẻ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025. Tuyên truyền vận động, huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ra lớp đảm bảo kế hoạch giao, đặc biệt chú trọng trẻ nhà trẻ và trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các giải pháp huy động trẻ nhà trẻ nhằm tăng tỷ lệ trẻ đến trường, trẻ đi học chuyên cần và giảm tỷ lệ trẻ bỏ học.
Phối hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trường học, gia đình, cộng đồng xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ ở trường cũng như ở gia đình. Vận động cha mẹ trẻ và cộng đồng tích cực sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với trẻ khi trẻ ở nhà nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ, cha mẹ và cộng đồng xung quanh trẻ, phổ biến kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ theo khoa học cho cha mẹ trẻ và cộng đồng; Vận động cha mẹ trẻ sử dụng hiệu quả các chế độ chính sách của nhà nước hỗ trợ cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến qua các góc tuyên truyền, bảng tin, pa nô, áp phích, bản tin phát thanh tại các trường Mầm non, Tiểu học. Tổ chức các hội thi/giao lưu, viết báo, chuyên mục tuyên truyền trên website, các buổi hội thảo…; thông qua các cuộc họp khối/phố/bản; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Huy động và phối hợp nhiều lực lượng tham gia tạo môi trường tiếng Việt, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ và cha mẹ trẻ cũng như cộng đồng xung quanh trẻ.
2
Cha mẹ cùng hướng dẫn con học tiếng Việt

Phát huy vai trò hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân về giáo dục và đào tạo nói chung và việc tăng cường tiếng Việt cho cộng đồng các DTTS nói riêng.
100% các trường Mầm non và Tiểu học tổ chức tốt các hoạt động truyền thông với tổng số hơn 20.000 lượt người tham gia, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh tham gia. So với mục tiêu đề ra trong Đề án đạt 100%. Giai đoạn 2016-2020 Phòng Giáo dục và Đào tạo mua hàng trăm bộ đồ dùng, đồ chơi cho học sinh, mầm non, tiểu học. Phát động các nhà trường tự làm đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường cấp Mầm non làm được  7257 bộ, cấp tiểu học làm được  932 bộ. Tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên để đưa nội dung tăng cường tiếng Việt vào các loại Kế hoạch giáo dục, lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh tiểu học nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời cho giáo viên, học sinh và đảm bảo theo quy định.
100% các trường làm tốt công tác huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho giáo dục mầm non, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
3
Học sinh trường PTDTBTTH xã Mường Lói vui liên hoan đón xuân 2020

Huy động xây dựng mới phòng học, phòng làm việc, phòng công vụ, bếp ăn, nhà vệ sinh, mái che vòm sân khấu, tường rào, sân chơi, hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ…từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân: Quỹ khuyến học vùng cao, câu lạc bộ An Lạc, Nhóm “VINAES – Pháp”, Câu lạc bộ Ngôi trường ước mơ, Nhóm Cầu giấy yêu thương, Nhóm từ thiện Huệ Thảo- Hạ Long - Quảng Ninh, Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh tỉnh Điện Biên, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk); Quỹ trò nghèo vùng cao; Công ty cổ phần và đầu tư quốc tế Đông Phương – Hà Nội; Nguồn tài trợ của Anh hùng lao động Nguyễn Hiệp- nguyên chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn phát triển nhà và đô thi –HUD – Hà Nội.. ước tính lên đến hơn 7 tỷ đồng.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tài trợ 5 tỉ đồng xây dựng phòng học, phòng làm việc, nhà Đa năng cho trường tiểu học xã Thanh Chăn, công ty bia Sài Gòn xây dựng 02 phòng học và 01 phòng công vụ tại điểm trường Noong É trị giá 150 triệu, câu lạc bộ “Nâng bước em đến trường” xây dựng 01 phòng học trị giá 115 đồng tại trường PTDTBTTH tiểu học Mường Lói và ủng hộ hàng trăm xuất học bổng trị giá hàng chục triệu đồng. Quỹ trò nghèo vùng cao ủng hộ mỗi năm trên 500 học sinh với giá trị hàng chục tỉ đồng. Đại sứ quán Trung Quốc ủng hộ xây nhà lớp học tại trường TH&THCS xã Sam Mứn 4 tỉ đồng. Công ty Isac Hàn Quốc ủng hộ xây 10 phòng bán trú cho trường PTDTBTTH xã Hẹ Muông trị giá trên 9 trăm triệu đồng và hạng chục tổ chức cá nhân ủng hộ giúp đỡ quần áo, sách vở trị giá hàng tỉ đồng cho các trường trên điạ bàn.
Giai đoạn 2016- 2020 kinh phí mua sắm mới, bổ sung thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu, máy vi tính, loa, tài liệu, băng đĩa cho mầm non, tiểu học ước tính hàng chục tỷ đồng
Có thể nói, công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện được Điện Biên được Lãnh đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo, các trường mầm non, tiểu học tích cực thực hiện, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh cùng vào cuộc đảm bảo các hoạt động tăng cường tiếng Việt của huyện ngày càng toàn diện, phát triển./.

Tác giả: Ngô Văn Đô

Nguồn tin: Trường THPT Thanh Nưa

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay20,598
  • Tháng hiện tại230,371
  • Tổng lượt truy cập136,582,184
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi