banner

Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp Tiểu học

Thứ hai - 31/08/2020 02:40
Dienbien.edu.vn - Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: Nội dung giáo dục địa phương “là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học, góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương”.
Đây là nội dung quan trọng góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông 2018. Để triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 1106/BGDĐT-GDTrH, 3536/BGDĐT-GDTH  về thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 13/11/2019 phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2091/QD-SGDĐT, ngày 13/5/2020 về việc ban hành khung nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, tỉnh Điện Biên. Đến thời điểm này, Ban Biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương đã hoàn thành việc biên soạn bản thảo tài liệu giáo dục địa phương. Việc phê duyệt, in, phát hành và bồi dưỡng sử dụng tài liệu giáo dục địa phương sẽ hoàn thành trong tháng 8.2020.

Đồng chí Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo góp ý Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 1
Tuy nhiên, việc tích hợp nội dung giáo dục địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và các môn học bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn do đây là hoạt động giáo dục lần đầu được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị giảng dạy, dụng cụ học tập còn nhiều thiếu thốn nhất là ở các huyện vùng khó khăn như Mường Nhé. Vì vậy cần có sự đầu tư, mua sắm trang bị thêm của cha mẹ học sinh hoặc kêu gọi các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm giúp đỡ. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các lớp ghép 2 đến 3 trình độ. Để thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé triển khai nhiều giải pháp cụ thể:
Về công tác quản lý, chỉ đạo
- Với đặc thù vùng khó khăn như huyện Mường Nhé nên thực hiện cả 5 chủ đề của nội dung giáo dục địa phương mà Sở đang xây dựng nhằm nâng cao kinh nghiệm sống và những hiểu biết của các em trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lí, kinh tế, môi trường địa phương… giúp các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hàng ngày mà các em gặp ở địa phương; tuy nhiên rất khó có thể áp dụng nguyên một chủ đề vào một tiết học mà lồng ghép một hoặc hai nội dung yêu cầu cần đạt của một chủ đề vào các tiết hoạt động trải nghiệm, sao cho phù hợp với nội dung, chủ đề, mạch kiến thức.
- Thành lập tổ giáo viên cốt cán cấp phòng nhằm thực hiện công tác giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị trường nhất là những trường ở vùng khó khăn.

Đồng chí Phan Văn Uyên - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé
phát biểu tại Hội thảo góp ý Tài liệu GDĐP lớp 1

- Chỉ đạo các trường tiểu học trong năm học 2020-2021 đối với lớp 1 thực hiện dạy tích hợp nội dung giáo dục địa phương theo tài liệu giáo dục địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt, các lớp 2,3,4,5 tiếp tục thực hiện dạy học theo CTGDPT hiện hành. Bên cạnh việc sử dụng tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh cập nhật thêm các nội dung về những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường,… của địa phương vào tài liệu hiện có.
- Chỉ đạo các đơn vị trường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh  mua đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập để học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập khi đến trường.
- Chỉ đạo các đơn vị trường tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu tài liệu giáo dục địa phương và sách giáo khoa môn hoạt động trải nghiệm lớp 1 để xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu, kế hoạch dạy học tuần đối với  hoạt động trải nghiệm. Khi xây dựng kế hoạch dạy tuần phải lựa chọn từng hoạt động trong từng chủ đề nội dung giáo dục địa phương có liên quan tới các chủ đề trong từng tuần của hoạt động trải nghiệm để dạy học tích hợp.
- Giao cho các đơn vị trường chủ động trong việc điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục địa phương theo hướng mở, có thể điều chỉnh hoặc đưa thêm các nội dung về những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, … của địa phương vào giảng dạy.
- Chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện đưa dạy học tích hợp nội dung  giáo dục địa phương với hoạt động trải nghiệm lớp 1 vào nội dung sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường, tổ chuyên môn trong năm học. BGH các trường cần tăng cường thăm lớp,  dự giờ để tư vấn, giúp đỡ giáo viên.
- Yêu cầu các đơn vị trường thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập  nội dung giáo dục địa phương của học sinh lớp 1 tích hợp trong đánh giá hoạt động trải nghiệm.   

Học sinh Trường PTDTBT TH Nậm Pố tham gia hoạt động trải nghiệm tại khuôn viên trường
2 Đối với các cơ sở giáo dục
Với yêu cầu của nội dung giáo dục địa phương là cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông qua việc tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1 đến lớp 5, các Trường tiểu học phải tổ chức hiệu quả những giải pháp cơ bản sau:
- Thực hiện nghiêm túc quyết định số 2091/QĐ-SGDĐT, ngày 13 tháng 5 năm 2020 của giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên về việc ban hành Khung nội dung Tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, tỉnh Điện Biên và khung nội dung tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên cấp tiểu học và các văn bản hướng dẫn của các cấp.
- Tổ chức thực hiện dạy học lồng ghép nội dung giáo dục địa phương nghiêm túc, hiệu quả; theo đó, năm học 2020- 2021 đối với lớp 1 thực hiện dạy nội dung giáo dục địa phương theo tài liệu giáo dục địa phương mới đã được UBND tỉnh phê duyệt, các lớp 2,3,4,5 tiếp tục thực hiện theo dạy học theo CTGDPT hiện hành. Đối với dạy học lớp ghép ưu tiên nội dung GDĐP lớp 1.
- Trong thực hiện nội dung GDĐP mới, cần chú ý hợp lý tính “địa phương trong địa phương” vì nội dung GDĐP chung được biên soạn cho cả tỉnh, khó có thể bao quát được tính đặc thù của từng huyện, xã… Để nội dung GDĐP đến và được học sinh tiếp nhận một cách thực chất, cần bổ sung thêm các nội dung liên quan trực tiếp đến địa phương nơi trường đóng, nơi học sinh ở…Do vậy, các trường học và giáo viên cần chủ động chuẩn bị các nội dung có liên quan đến địa phương mình để lồng ghép, tích hợp vào dạy học.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu tài liệu giáo dục địa phương và sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm lớp 1 để xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu, kế hoạch dạy học tuần đối với  hoạt động trải nghiệm. Khi xây dựng kế hoạch dạy tuần phải lựa chọn từng hoạt động trong từng chủ đề nội dung giáo dục địa phương có liên quan tới các chủ đề trong từng tuần của hoạt động trải nghiệm để dạy học tích hợp. Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng.
- Đưa nội dung dạy học tích hợp GDĐP lồng ghép hoạt động trải nghiệm lớp 1 vào nội dung sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của tổ khối và nhà trường. Khuyến khích, động viên giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tăng cường kiểm tra, dự giờ giáo viên dạy các tiết học có liên quan đến nội dung GDĐP để tư vấn, giúp đỡ giáo viên.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương của học sinh lớp 1 tích hợp trong đánh giá hoạt động trải nghiệm; bổ sung nội dung GDĐP vào đề kiểm tra của các môn có liên quan với tỷ lệ và mức độ phù hợp.  
Tin rằng với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành, việc dạy học tích hợp Tài liệu giáo dục địa phương sẽ được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay32,964
  • Tháng hiện tại779,819
  • Tổng lượt truy cập135,258,112
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi