Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên trong việc dạy học tích hợp với hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1.
Đào Thái Lai
2021-10-05T22:59:19-04:00
2021-10-05T22:59:19-04:00
https://dienbien.edu.vn/uploads/news/2021_10/image-20211006095847-3.jpeg
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
https://dienbien.edu.vn/uploads/logo-so-gddt.png
Thứ ba - 05/10/2021 22:58
Dienbien.edu.vn - Một số đặc trưng của tài liệu Giáo dục Địa phương lớp 1 tỉnh Điện Biên
Thứ nhất, cấu trúc các chủ đề trong tài liệu GDĐP tỉnh Điện Biên (lớp 1) được xây dựng thành các hoạt động định hướng trải nghiệm. Các hoạt động thường được sắp xếp với logic là bắt đầu từ hoạt động khởi động và cuối cùng là hoạt động luyện tập hoặc vận dụng. Đây là các hoạt động giúp học sinh tổng hợp, tái cấu trúc và biểu đạt lại những thông tin thu nhận được ở các hoạt động trước bằng các hình thức khác nhau như vẽ, nói, viết...Thứ hai, hình ảnh những bạn học sinh ở trong tài liệu được tạo hình phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của học sinh giúp tạo ra không khí gần gũi trong đối thoại giữa học sinh và những trang sách, kích thích các em có động lực học tập và trải nghiệm. Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, vì thế, trong cuốn sách, các em sẽ là hình ảnh trung tâm, sự tồn tại của tác giả và giáo viên sẽ được ẩn đi một cách có chủ ý. Những hoạt động hay chỉ dẫn dành cho giáo viên chỉ dừng lại ở tên gọi những hoạt động. Thứ ba, tài liệu sử dụng tối đa kênh hình mang đậm bản sắc địa phương. Các bức ảnh, tranh vẽ trong sách không chỉ đơn giản là hình ảnh minh hoạ mà còn là đầu mối cung cấp thông tin quan trọng. Các hình ảnh này, trong nhiều trường hợp, sẽ không phải là sự minh hoạ đơn thuần phần lời trong sách mà sẽ cung cấp các thông tin mới không có trong phần lời để học sinh và giáo viên khai thác hoặc đưa ra gợi ý cho giáo viên lựa chọn ngữ liệu địa phương để hướng dẫn học sinh.Thứ tư, các chủ đề học tập trong sách được thiết kế và sắp xếp theo một trật tự logic nhất định. Các tác giả đã cố gắng sắp xếp sao cho các chủ đề mở rộng theo “vòng tròn đồng tâm khuếch tán”, lấy bản thân học sinh làm trung tâm, làm điểm xuất phát để mở rộng ra các chủ đề khác. Các chủ đề cũng được sắp xếp trên cơ sở tính toán tới mối tương quan với sự thay đổi các mùa và thời điểm tổ chức các sự kiện, nghi lễ diễn ra ở trường học hàng năm. Tuy nhiên, trật tự này không phải là cố định tuyệt đối. Các giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và trường học để có sự điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, các chủ đề cũng được bố trí trên cơ sở đã tính toán với dung lượng thời gian dành cho nội dung GDĐP được quy định trong khung Chương trình đã được phê duyệt. Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiến hành song song hai chủ đề có liên quan khi cần thời gian dài để theo dõi kết quả hoạt động.Tổ chức dạy học nội dung Giáo dục Địa phương tỉnh Điện Biên đối với lớp 1Tài liệu GDĐP tỉnh Điện Biên (lớp 1) được xây dựng gồm 5 chủ đề: Nơi em sống, Người hàng xóm của gia đình em, Ngôi trường của em, Khu chợ gần nhà em, Cảnh đẹp quê em. Mỗi một chủ đề gắn với những không gian, con người, cảnh vật rất thân quen gần gũi với học sinh. Qua việc trải nghiệm “có chủ đích” với các chủ đề này, học sinh sẽ có cái nhìn tích cực hơn về chính những điều mà các em đã gặp và tiếp xúc hàng ngày, qua đó, góp phần bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào của các em với bản, làng, phố phường và những người hàng xóm, người dân nơi các em sinh sống. Bên cạnh đó, học sinh sẽ có thêm những kinh nghiệm giúp các em có thể tự mình giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Khi tổ chức dạy học Chủ đề " Nơi em sống" học sinh cần đạt được các yêu cầu: Nêu được tên nơi em sinh sống; mô tả được cảnh vật xung quanh ngôi nhà của em; giới thiệu về nơi em ở, khu nhà em sống; thực hiện được một số việc làm phù hợp nơi em sống. \Đối với chủ đề " Người hàng xóm của gia đình em" học sinh cần đạt được: Biết được tên, công việc thường làm của người hàng xóm; biết được ý nghĩa về mối quan hệ hàng xóm; biết cách xưng hô, giao tiếp phù hợp với những người hàng xóm; nhận biết được tình cảm của người hàng xóm với em và gia đình em. Chủ đề "Ngôi trường của em" học sinh cần đạt được là: Mô tả được khung cảnh của ngôi trường em học (cổng trường, sân trường, lớp học...); biết được các phòng chức năng, công việc của những người làm trong trường; mô tả được hình ảnh thầy/cô hoặc bạn học ở ngôi trường của mình. Chủ đề" Khu chợ gần nhà em" học sinh cần đạt được là: Tên, quang cảnh, đường xá quanh khu chợ; mô tả được khung cảnh họp chợ/mua sắm ở khu chợ; các mặt hàng chính được bày bán; thời gian hoạt động của khu chợ; biết được việc mua hàng thì phải trả tiền cho người bán hàng. Chủ đề " Cảnh đẹp quê em" các em cần đạt được là: Gọi tên và chia sẻ về 1 khung cảnh đẹp quê em hoặc nơi em ở; miêu tả vẻ đẹp của cảnh đẹp quê em; bày tỏ cảm xúc của em về cảnh đẹp; nêu những việc làm phù hợp để bảo vệ giữ gìn cảnh đẹp quê em.