banner

Phòng Giáo dục Mường Lay với các giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số

Thứ ba - 09/11/2021 01:32
Dienbien.edu.vn - Thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025”, chuyên đề "Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non", Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Mường Lay đã có nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án đối với cấp học mầm non.
Thị xã Mường Lay có trên 75% trẻ em mầm non là người dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy tăng cường tiếng Việt Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Mường Lay đã cụ thể hóa đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trong thực hiện nhiệm vụ năm học với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực như: chỉ đạo các trường xây dựng mô hình thư viện tại trường; tổ chức ngày hội đọc sách, các hoạt động giao lưu tiếng Việt… giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
 
Các bé mẫu giáo tham gia các hoạt động với sách tại các góc thư viện
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tích cực đẩy mạnh tuyên truyền đến cha mẹ trẻ nhằm nâng cao nhận thức, phối hợp cùng nhà trường thực hiện các nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ với nhiều hình thức phong phú như: qua góc truyền thông tại lớp, họp phụ huynh, các hội thi,  các cuộc họp thôn/bản; khuyến khích cha mẹ trẻ tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ tại gia đình, cộng đồng, tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.
Bên cạnh đó, để giúp trẻ nói được tiếng Việt thành thạo, các đơn vị trường đã phân loại trình độ sử dụng tiếng Việt của trẻ để có cách dạy phù hợp, đồng thời khuyến khích giáo viên học tiếng dân tộc thiểu số để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục có chứa yếu tố văn hóa của người dân tộc thiểu số vào dạy trẻ; kể chuyện dân gian cho trẻ nghe; dạy trẻ đọc thơ, ca dao…. Trong đó, tập trung vào việc luyện phát âm ngọng cho trẻ. Cùng với đó, chỉ đạo giáo viên viết bằng chữ viết tiếng Việt ở các khu vui chơi, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời để trẻ có thể học mọi lúc mọi nơi; khuyến khích trẻ giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt.
Trẻ mẫu giáo tham gia hoạt động tăng cường tiếng Việt và trò chơi dân gian
Để hoạt động dạy tăng cường tiếng Việt đạt hiệu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo các trường khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường học tập thân thiện phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ đề, đặc thù riêng của các nhóm, lớp.
Đến nay, 100% trẻ em người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số ra lớp đạt 99,8%, trẻ dần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em của thị xã nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói riêng./.

Tác giả: Phùng Thị Dung, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Mường Lay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay29,758
  • Tháng hiện tại750,020
  • Tổng lượt truy cập135,228,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi