banner

Tọa đàm thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt học sinh các trường PTDTBT tại Trường PTDTBT Tiểu học Số 1 Na Sang huyện Mường Chà

Thứ tư - 17/11/2021 03:23
Ngày 11/11/2021, tại Trường PTDTBT TH Số 1 Na Sang huyện Mường Chà Vụ Giáo dục Dân tộc - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tọa đàm về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh các trường PTDTBT cấp TH và THCS. Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Nguyễn Tiến Phúc, đồng chí Lưu Văn Minh – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà, cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTBT trên địa bàn huyện.
Đồng chí Lưu Văn Minh – Vụ Giáo dục Dân tộc phát biểu chỉ đạo về nội dung buổi tọa đàm

Mở đầu buổi tọa đàm, đồng chí Lưu Văn Minh – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc đã chia sẻ một số hoạt động Đoàn đã triển khai trong chuyến công tác tại Điện Biên. Đồng chí cũng đề nghị tại buổi tọa đàm, đồng chí lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, các thầy cô là cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú thẳng thắn chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn, giải pháp nâng cao chất lượng đọc viết cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú. Đoàn cũng tiến hành khảo sát  bằng các phiếu khảo sát để có thêm thông tin về thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh các trường PTDTBT với cán bộ quản lý và giáo viên. 
Tại buổi tọa đàm các đại biểu về dự đã nghe báo cáo của Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mường Chà về thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho các trường PTDTBT trên địa bàn; các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt ở các trường  PTDTBT tại các đơn vị trường như Trường PTDTBT Tiểu học số1 Na Sang; Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Na Sang; Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Mường Mươn, Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Mường Mươn, Trường PTDTBT Tiểu học Ma Thì Hồ; Trường PTDTBT THCS Na Sang….
Các đại biểu về dự cũng đã thẳng thắn đề cập đến những hạn chế, khó khăn trong dạy học tiếng Việt và nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh các trừờng PTDTBT hiện nay như: Môi trường giao tiếp tiếng Việt tại các điểm trường, gia đình còn hạn chế, nguồn kinh phí chi cho hoạt động tăng cường tiếng Việt còn khiêm tốn, một bộ phận giáo viên còn nhầm lẫn phát âm, nói ngọng, nhầm lẫn phụ âm đầu trong nói và viết tiếng Việt,….

Phát biểu báo cáo của Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang về nội dung về biên pháp
nâng cao  năng lực tiếng Việt  của học sinh nhà trường.

Phát biểu chia sẻ tại buổi tọa đàm, đồng chí Lưu Văn Minh – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc – Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao việc triển khai tăng cường tiếng Việt và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh. Đồng chí cũng đề nghị, trong thời gian tới Điện Biên tiếp tục triển khai thực hiện tốt các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt như: nhà trường thường xuyên tổ chức và đa dạng hóa các hoạt động dạy học tiếng Việt để tăng vốn tiếng Việt cho các em nhằm tạo môi trường tiếng Việt phong phú để trẻ em được khám phá và trải nghiệm và trau dồi vốn tiếng Việt nhằm giúp cho các em tự tin trong giao tiếp tiếng Việt, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt ở trường.

Đồng chí Nguyễn Tiến Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm

Phát biểu chỉ đạo chỉ đạo tại buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Tiến Phúc khẳng định: Các trường cần thực hiện tốt các văn bản của các cấp về nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt cho học sinh; Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên của nhà trường trong việc dạy tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 thông qua đọc, viết, nói, nghe; thực hiện tốt dạy học 2 buổi/ngày; tổ chức các hoạt động tại lớp, tại trường nhằm khuyến khích học sinh được mở rộng vốn từ tiếng Việt và tăng cường sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt; thực hiện công tác truyền thông về ý nghĩa của việc dạy tiếng Việt trong nhà trường; bổ sung học liệu, truyện, sách, báo, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc cùng phối hợp với gia đình, chính quyền giáo dục học sinh ở nhà và tại địa phương; tổ chức Hội thảo hoặc chuyên đề về tăng cường việc dạy học tiếng Việt cho học sinh nhằm nỗ lực tìm kiếm giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS; thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc triển khai Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tại các trường bán trú để có giải pháp kịp thời; tiếp tục khuyến khích động viên, tạo điều kiện để giáo viên chưa đạt chuẩn tham gia các lớp đào tạo nâng chuẩn. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học.
Buổi tọa đàm diễn ra ý nghĩa và hiệu quả. Tin tưởng, sau buổi tạo đàm các đơn vị trường  PT DTBT trong toàn huyện sẽ sáng tạo và linh hoạt trong công tác quản lý chỉ đạo và giảng dạy để chất lượng dạy học Tiếng Việt tại các trường PTDTBT sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp./.

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay19,210
  • Tháng hiện tại830,584
  • Tổng lượt truy cập136,282,953
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi