banner

Vận dụng các thành tố tích cực của Mô hình trường học mới Việt Nam vào dạy học chương trình hiện hành của Trường PTDTBT Tiểu học Vàng Đán, huyện Nậm Pồ

Thứ hai - 07/10/2019 04:49
Trường PTDTBT Tiểu học Vàng Đán, nằm trên địa bàn xã Vàng Đán là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ, trường được thành lập năm 2004, tiền thân là trường tiểu học Vàng Đán sau là trường tiểu học Nà Bủng số 2. Năm học 2013-2014, trường được đổi tên thành trường PTDTBT Tiểu học Vàng Đán. Là một ngôi trường còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua, đội ngũ giáo viên nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng những thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy học chương trình hiện hành.
Trong những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nậm Pồ, cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giáo viên được cải thiện rõ rệt. Đến nay nhà trường đã đủ điều kiện để thực hiện dạy học áp dụng những thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy học chương trình hiện hành. Từ hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp, sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện của các đơn vị trường đã áp dụng dạy học theo Mô hình VNEN. Chúng tôi nhận thấy tính hiệu quả của mô hình này nên đã chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương, kết hợp tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh và nhân dân trên địa bàn ủng hộ nhà trường trong việc dạy học áp dụng những thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy học chương trình hiện hành ở tất cả các môn học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường đã được tập huấn về hình thức và phương pháp tổ chức dạy học áp dụng các thành tố tích cực của mô hình VNEN qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề các cấp và thống nhất áp dụng trong toàn trường.

Những năm học trước, cơ sở vật chất chưa được xây dựng đồng bộ, một số phòng học không đảm bảo về diện tích và ánh sáng; đội ngũ giáo viên không đồng đều về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Ban giám hiệu và giáo viên cũng chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; việc tuyên truyền về những ưu điểm và hiệu quả của Mô hình VNEN còn hạn chế.
Thực tế, từ năm học 2016-2017, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đưa dạy học áp dụng những thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy học môn Toán và Tiếng Việt trong chương trình hiện hành. Đến năm học 2019-2020 nhà trường cơ bản được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, hệ thống nhà lớp học đảm bảo các điều kiện dạy học theo Mô hình VNEN nên đã tổ chức cho 100% học sinh các lớp từ lớp 2 đến lớp 5 thực hiện việc áp dụng các thành tố tích cực của Mô hình VNEN trong dạy học chương trình hiện hành ở tất cả các môn học. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, nhà trường cũng gặp không ít khó khăn như: Đội ngũ cán bộ quản lý còn chưa nắm chắc về cách thức vận dụng, vì thế việc chỉ đạo còn nhiều lúng túng; giáo viên còn ngại thay đổi cách dạy, khó khăn trong việc thiết kế bài dạy và phiếu giao việc cho học sinh; kỹ năng giao tiếp của đa số học sinh còn hạn chế. Để khắc phục những khó khăn này nhà trường đã triển khai các giải pháp như sau:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về việc chỉ đạo và thực hiện dạy học áp dụng các thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy chương trình hiện hành.

          2. Huy động mọi nguồn lực để tiếp tục xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
          3. Cử giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên đề các cấp về việc áp dụng thành tố tích cực của VNEN; thăm lớp dự giờ; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường nhằm bồi dưỡng và cùng thống nhất phương pháp và hình thức vận dụng sao cho phù hợp và linh hoạt. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm giúp cán bộ quản lý tháo gỡ khó khăn khi chỉ đạo và những khó khăn của giáo viên khi thực hiện. Trong đó mỗi giáo viên cần đặc biệt lưu ý việc vận dụng hình thức tổ chức hoạt động và phương pháp dạy học.
- Chọn Ban cán sự lớp có năng lực điều hành hoạt động chung cả lớp, bầu nhóm trưởng, thư ký nhóm. Sắp xếp và chia nhóm để phù hợp với dạy học phân loại đối tượng HS. Có sự thay đổi nhóm trưởng để học sinh có kĩ năng điều hành, chia sẻ trong nhóm, giúp HS tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
- Giáo viên chú trọng hướng dẫn cách học cá nhân, học nhóm. Dự kiến những câu hỏi tương tác, những tình huống phát sinh trong tiết dạy.
- Kỹ thuật soạn bài: Xác định hoạt động nào áp dụng thành tố tích cực của Mô hình VNEN. Phiếu giao việc cho học sinh nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
Qua 3 năm thực hiện vận dụng các thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy chương trình hiện hành, đa số học sinh trong trường đã mạnh dạn, tự tin hơn; tự quản, tự giác, sáng tạo và hứng thú với học tập; kỹ năng giao tiếp, hợp tác, giúp đỡ của các em cũng tốt hơn. Tỷ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt từ 97% trở lên, tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt trên 98%.

Từ thực tế kết quả đạt được của nhà trường, chúng tôi có thể khẳng định việc dạy học áp dụng các thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào dạy học chương trình hiện hành đem lại hiệu quả khả quan hơn so với dạy học theo phương pháp truyền thống. Hiện tại huyện Nậm Pồ chúng tôi, 100% các trường Tiểu học và THCS có lớp Tiểu học dạy học theo chương trình hiện hành đã thực hiện dạy học áp dụng những thành tố tích cực của Mô hình VNEN để kịp thời đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay22,730
  • Tháng hiện tại250,049
  • Tổng lượt truy cập136,601,862
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi