banner

Sử dụng ca dao, đồng dao trong dạy trẻ mầm non người dân tộc thiểu số học tiếng Việt

Thứ tư - 16/10/2019 03:11
Dienbien.edu.vn - Ca dao, đồng dao là những câu hát, câu vè mộc mạc, gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ bởi vần điều vui tươi, rộn ràng. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, ca dao, đồng dao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua các bài cao dao, đồng dao giáo viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non như: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm, hình thành và phát triển vốn từ, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.
Ca dao, đồng dao tập cho các bé phát âm chính xác. Ví dụ: Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằm ngoài/… Bài đồng dao này luyện cho các em nói âm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như trẻ ngồi học một bài số học.
Những bài ca dao, đồng dao thường có giai điệu vui tươi, rất dễ học và khơi dậy hứng thú ở trẻ. Khi học những bài đồng dao, trẻ không học một cách thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó. Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi cùng các trò khác nhau. Đối với trẻ mầm non, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, Thi chân đẹp, Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ… góp phần làm phát triển thể chất của trẻ em.

Các bé mẫu giáo trường Mầm non Thanh Bình TP. Điện Biên Phủ chơi trò chơi dân gian

Ca dao, đồng dao là cuốn từ điển sống phong phú mặc dù có ngôn từ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nhưng nó cũng bao hàm vốn sống cần thiết để trẻ chập chững khám phá về cuộc sống. Ca dao, đồng dao là sự mô tả một cách sinh động, đơn giản nhất những sự vật, sự việc của cuộc sống. Thông qua các bài đồng dao, ca dao vốn hiểu biết và ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng.
Với ưu thế như vậy, nên trong quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giáo viên cần nắm được nội dung các bài cao dao, đồng dao, biết cách lựa chọn những bài cao dao, đồng dao phù hợp với mục tiêu giáo dục. Như vậy cao dao, đồng dao sẽ là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi mầm non.
Sau đây, xin giới thiệu một số bài ca dao, đồng dao của người dân tộc thiểu số phù hợp để dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non:
Ca dao:
1. RU EM (Dân tộc Thái)
Ngủ đi em
Mẹ đi rẫy chưa về
Mẹ đi ruộng chưa tới
Mẹ còn lên bản trên xin giống mới
Mẹ chưa về đâu em
Em ơi ngủ cho lâu
Mẹ còn đi cấy ruộng sâu chưa về

2. ĂN NGỌN PHẢI NHỚ GỐC(dân tộc Thái)

KÌN PÀI NHA LƯM CỐC
Kìn khẩu nha lưm na
Kìn pà nha lưm nặm
Kìn phắc nha lưm xừâ hay
Kếp kay nha lưm xừâ huổi

Dịch: ĂN NGỌN PHẢI NHỚ GỐC

Ăn cơm chớ quên ruộng
Ăn cá chớ quên nước
Ăn rau chớ quên nương
Nhặt rêu chớ quên suối
3. CA DAO LAO ĐỘNG
Trời mưa trời gió đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
Đem về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
         
Đồng dao:
1. CÁC LOẠI QUẢ (dân tộc Thái)
             Mák nuối   Dịch:  Các loại quả
Mák cỏng túm mák khưa
Mák cỏng chứa mák lót
Mák xúc nhọt mák quân
Mák pên ên mák sản
Mák cổn pản mák ngòa
Mák táy ngà mák phướng
Mák súc lương mák cuổi
Mák cổm suối mák bay
Mák cổn cáy  mák cọ
Mák pên khỏ mák kham
Mák pên nam mák mị
Mák chị phạ mák ướt
Mák súc lượt mák bau
Mák pên khâu mák hiểu
Mák pên kiệu mák láng
Mák cóong cáng mák hính
Mák tói tính mák chuông
Tếnh mướng lai súc mák
Tiện ók mák lai lai
Dưới bụi có quả cà
Bụi cao có quả nhót
Quả chín ngọt quả quân
Tít trên đồi quả sim
Nhiều gân là quả sổ
Quả béo mọng quả ngõa
Quả sung chát chĩu cây
Chạy men cành quả khế
Quả chuối chín vàng ươm
Hai quả giống anh em
Trám đen chua, cọ chát
Quả có đốt quả me
Mình đầy gai quả mít
Chỉ lên trời quả ớt
Củ có màu củ nâu
Củ mọc sừng củ ấu
Ăn với trầu quả cau
Lắc mau mau quả nhạc
Kêu kính cong quả chuông
Còn bao nhiêu loại quả
Kể cùng nhau nghe nào.
2. GỌI MƯA (dân tộc Tày)
            Roọng phân
Phạ ơi, phân cải
Mác lại vần lai
Mác cai vần xỏi
Co cuổi lồng lừa
Rườn nưa khai khẩu
Rườn tẩu khai pia
Tu ma háu lảng
Tua ngoảng goảng đông
Vỏ nồng xẻ pản…
  Dịch: Gọi mưa
Trời ơi, mưa lớn
Cho muỗm quả sai
Quả lai trĩu cành
Chuối xanh buồng trổ
Nhà trên bán gạo
Nhà dưới bán cá
Con chó sủa nhà
Con ve hát vang
Người Nùng xẻ gỗ…
3. CHƠI VỚI CON BỌ NGỰA (dân tộc Mường)
Con bọ ngựa
Đồi nào đồi có gấu
Núi nào núi có ma
Chỉ cho ta biết với.
4. ĐẬP BÔNG BÔNG (dân tộc Mường)
Đập bông bông... bông
Đập bông bưởi... bưởi
Trái bưởi vàng... vàng
Trái cau chín... chín.     
5. QUAI BÚA RÈN (dân tộc Nùng )
Cu hứn mừng lòng
Mừng lòng cu hứn
Sloong rạu sày hón
Sí rạu sày hón
Hón lếch lếch bang
Pền mạc mịt phjắc
Sằm phjắc hết hăm
Hón hẩư lếch ủn
Đảy mạc xạ kho
Pác kho lủm lẳm
Chủng phéo rây mạy
Mạy hứn pền pài
Slí hả hốc pấu
Sày hón sày tụp
Tụp pền mạc thây
Pây thây nà nặm
Hón pền mác gòa
Pây phéo háu tạ
Pền pài khửn phja
Mừng hứn cu lòng
Mứng lòng cu hứn
Sày hón sày hón
Pấu pấu hôn nhùng.
Dịch: Mày lên tao xuống
Tao xuống mày lên
Hai ta cùng rèn
Bốn ta cùng đập
Rèn cho sắt mỏng
Thành con dao thái
Sớm tối băm rau
Đập cho sắt mềm
Được con dao cong
Mỏ cong uốn gập
Dùng để trồng cây
Cây mọc thành rừng
Bốn năm sáu người
Cùng rèn cùng đập
Rèn thành lưỡi cày
Đi cày ruộng nước
Rèn thành cái cào
Cào nương trồng ngô
Thành nương lưng núi
Mày lên tao xuống
Mày xuống tao lên
Cùng rèn cùng đập
Người người đều vui.
6. CẦU NẮNG LÊN (Dân tộc Nùng)
Vạ ơi cướn
Cướn hẩư nộc kin mác
Cướn hẩư nạc đăm pia
Cướn hẩư ma pây thấu
Cướn hẩư tấu pây tang
Cướn hẩư nàng mừa mẻ
Cướn hẩư ké cáy khăn
Cướn hẩư tha vằn oóc
Cướn hẩư nộc chóc phằng.
Dịch:     Trời ơi hãy nắng lên
Nắng lên cho chim ăn quả
Nắng lên cho rái cá bắt mồi
Nắng lên cho chó đi săn
Nắng lên cho rùa đi đường
Nắng lên cho nàng về ngoại
Nắng lên cho già gà gáy
Nắng lên cho mặt trời ló ra
Nắng lên cho chim sẻ mừng
7. HÁT ĐÁNH ĐU (dân tộc thái)
          Nắm dây đu đu
          Ống chân như hai ống nước
          Ta bay cao
          Cho ống nước đổ xuống
          Lúc em trên khi em dưới
          Quả cà chín
          Quả bưởi chua
          Bánh thêm ngọt
          Cơn chan nước thì nhạt
          Nhìn xuống nhà Quan
          Thấy nhà quan có chậu vàng ngâm gạo
          Nhìn vào nhà mình không có chi.                        
8. GỌI SAO (dân tộc Tày)
Ngôi sao nhỏ, ngôi sao con
Sao nhỏ bên kìa
Sao con ở giữa
Ở giữa sánh mặt trăng
Nhỏ con cũng bậc chàng bậc chị.
          9. ĐẾM SAO (dân tộc Thái)
Hai ông sao sáng
Hai chục ông sáng sao
Bốn chuôi dao
Năm cuộn lá dong
Hai bắp chuối ngộ
Sáu bắp chuối dại
Em thổi sáo
Anh thổi khèn
Châu chấu nhảy./.

Tác giả: Trần Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay23,909
  • Tháng hiện tại795,990
  • Tổng lượt truy cập135,274,283
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi