banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Nâng cao hiệu quả triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chuyên đề: “Phương pháp, hình thức sử dụng SGK môn Toán, môn Tiếng Việt lớp 2”

Thứ tư - 03/11/2021 20:29
Thực hiện Công văn số 1879/SGDĐT-GDTH ngày 17/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Ảng đã ban hành công văn số 725/PGD&ĐT-CMTH ngày 01/10/2021 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề cấp tiểu học năm học 2021-2022.
Ngày 22/10/2021, Phòng Giáo dục và Đào tại huyện Mường Ảng tổ chức chuyên đề cấp huyện cụm số 1 về phương pháp, hình thức sử dụng SGK môn Toán, môn Tiếng Việt lớp 2 địa điểm tổ chức tại trường PTDTBT TH Ẳng Tở. Tham gia chuyên đề gồm 06 trường tiểu học (PTDTBT TH Bản Bua, PTDTBT TH Ẳng Tở, TH Búng Lao, TH Xuân Lao, TH Nặm Lịch, TH Mường Lạn) với 26 cán bộ, giáo viên tham gia là các đồng chí Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn khối 2.
Để tổ chức đảm bảo theo quy định về phòng, chống dịch Covid -19, cán bộ, giáo viên tham gia chuyên đề chia ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất dự môn Toán, do cô Trịnh Thị Oanh - giáo viên trường PTDTBT TH Bản Bua dạy thực hành; nhóm thứ hai dự môn Tiếng Việt, do cô Vũ Thị Hường - giáo viên trường PTDTBT TH Ẳng Tở dạy thực hành.
1
Sử dụng cân đĩa để cân các đồ vật
Hai giáo viên dạy đã nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, có chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập và có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,… Trong quá trình dạy học giáo viên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp hình thức tổ chức dạy học như nhóm, cặp đôi, cá nhân, cả lớp, trò chơi học tập,…; thường xuyên quan tâm, hướng dẫn tới từng học sinh như hướng dẫn các em nói đúng, nói đủ câu, cách nhận xét bạn, hướng dẫn học sinh các nhóm thực hành với đồ dùng trực quan,…
2
Ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy
Học sinh tích cực, sôi nổi trong trao đổi thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Nhiều em sau khi được các cô giáo hướng dẫn đã sửa được các lỗi đơn giản như nói to rõ ràng, nói đúng và đủ câu, biết thực hành trên đồ dùng trực quan,…
Kết thúc giờ dạy thực hành là phần trao đổi chia sẻ về tiết dạy thực hành và kinh nghiệm thực tế tổ chức dạy học tại các trường. Qua đó có nhiều ý kiến đóng góp bổ ích như sử dụng triệt để kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa; tổ chức dạy học nhóm; cách rèn học sinh đọc đúng, đọc hay; tích cực lồng ghép tăng cường tiếng Việt và sử dụng từ ngữ mới mở rộng để đặt các câu đơn giản, từ đó giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh cụ thể; thường xuyên tổ chức cho học sinh thi đọc, giao cho học sinh đọc trước bài trước khi học chính thức bài đó nhằm tăng tốc độ đọc cho các em; cách tổ chức các trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh; thường xuyên khắc sâu, mở rộng liên hệ kiến thức toán học với thực tế cuộc sống hàng ngày; tổ chức tốt các câu lạc bộ như Toán tuổi thơ, Em yêu toán học, em yêu tiếng Việt;...
3
Giáo viên và học sinh tương tác trong giờ học Tiếng Việt
Sau khi thảo luận các nội dung, toàn thể cán bộ, giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên đề thống nhất trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung vào một số nội dung trọng tâm như sau:
- Giáo viên nghiên cứu, nắm chắc mục tiêu cần đạt của Chương trình, của lớp, của bài dạy và các văn bản hướng dẫn về thực hiện chuyên môn.
- Nghiên cứu kĩ SGK, nội dung bài dạy; sử dụng linh hoạt nội dung trong SGK sao cho phù hợp với nhà trường và đối tượng học sinh của lớp.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; thường xuyên sử dụng đồ dùng, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Hàng ngày quan tâm sửa lỗi cho học sinh; tích cực lồng ghép tăng cường tiếng Việt qua sử dụng cây từ vựng, giao lưu tiếng Việt tại lớp, trong khối,… nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh; sử dụng hiệu quả thời gian truy bài đầu giờ để cho học sinh ôn lại, đọc lại bài đã học.
- Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ tư vấn về tổ chức dạy học, sử dụng SGK, đồ dùng thiết bị dạy học… tại các lớp và đặc biệt là tại các lớp ở vùng cao.
- Tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức dạy học, rèn nâng cao chất lượng học sinh trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, trường.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và SGK mới thì mỗi cán bộ, giáo viên phải không ngừng học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập400
  • Máy chủ tìm kiếm106
  • Khách viếng thăm294
  • Hôm nay57,077
  • Tháng hiện tại1,268,834
  • Tổng lượt truy cập70,558,724
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi