banner

Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn

Thứ sáu - 09/10/2015 03:15
Tác giả: Dương Thị Minh Hồng - Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên
A. Mục đích, sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.

Năm học 2014 - 2015 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, qui chế thiết bị giáo dục, kèm theo quyết định số 41/2000/QĐ/BGDĐT về việc thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục (Điều 10.2).

Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai công tác đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đưa những thành tựu mới nhất về khoa học giáo dục vào trong các nhà trường nhằm“phát triển toàn diện học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và óc sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó trên cơ sở những tinh hoa của phương pháp dạy học truyền thống, giáo dục phải tích cực, chủ động đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng.

Quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một tổ hợp rất phức tạp và năng động. Những hoạt động của thầy và trò nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, phát huy tư duy khoa học cho các em. Việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện và phương pháp dạy học không những giúp cho bài giảng của thầy thêm sinh động, hấp dẫn, tránh đơn điệu khô khan mà còn giúp cho học sinh hứng thú hơn với giờ học, tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu.

Thực tế hiện nay trong các  nhà trường phổ thông, học sinh không thích học mà xem nhẹ môn Lịch sử. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do nội dung và phương pháp dạy học của thầy còn nặng nề, cứng nhắc, nhàm chán ít tư liệu minh họa. Chính vì vậy mà học sinh tiếp thu bài một cách hời hợt, học trước quên sau, học rồi mà vẫn không hiểu.

Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy bài học nào thầy tổ chức tốt hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan thì giờ học đó học sinh hứng thú theo dõi bài giảng và nắm được nội dung bài giảng dễ dàng, giáo viên có điều kiện khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm sâu sắc và niềm tin đạo đức cho học sinh, góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.

Với những suy nghĩ trên tôi xin thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn”.

.......................

Bạn đọc có thể xem chi tiết hoặc tải về sáng kiến này tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập306
  • Thành viên online3
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm283
  • Hôm nay32,897
  • Tháng hiện tại671,803
  • Tổng lượt truy cập137,023,616
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi