banner

SK-Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thông qua chuyên đề: Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam

Thứ ba - 29/08/2017 03:27
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung, giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên
A. MỤC ĐÍCH SỰ CẦN THIẾT
Mục tiêu của trường chuyên về cơ bản vẫn là mục tiêu đào tạo của trường THPT tức là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa… xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân…” và có thêm yêu cầu được phát triển năng khiếu (về một môn học) để chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên đại học, nhằm đào tạo thành nhưng tri thức giỏi, cao hơn là những nhân tài cho đất nước.
                
Bởi vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các trường THPT, trong đó có trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Kết quả thi học sinh giỏi (HSG) số lượng và chất lượng HSG là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết quả này, nhà trường, các bộ môn, các thầy cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm quý báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin; dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo; trường lớp càng ngày càng có thêm nhiều học sinh khá, giỏi.
              
Để có được đội tuyển học sinh giỏi thi đạt kết quả tốt, vấn đề không  đơn giản. Kiến thức môn học, tâm lí, phương pháp giáo dục vốn có của người thầy chưa đủ. Người thầy còn phải dành rất nhiều thời gian, tâm sức, trí tuệ, kinh nghiệm, sự hiểu biết, cố gắng của mình vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng cho các học sinh. Nhiều năm liên tục tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, tôi thường gặp những khó khăn như sau:

- Môn lịch sử thường được coi là môn phụ, chưa thực sự có vị trí đáng kể trong nhà trường, trong lòng học sinh, phụ huynh và xã hội. Học sinh không cần quan tâm, cố gắng, đầu tư nhiều cho môn học này như cho các môn học khác. Do vậy, có rất ít học sinh học giỏi môn lịch sử. Việc tuyển chọn, thành lập đội tuyển học sinh giỏi lịch môn sử lớp 10, lớp 11 hay lớp 12 cũng rất khó khăn, thường các em không có đủ điều kiện vào đội tuyển môn văn thì các em mới chọn môn địa lý rồi mới đến môn lịch sử, đội tuyển thường không được như mong muốn của giáo viên.

- Mặt bằng tuyển chọn, bồi dưỡng thi học sinh giỏi không cao. Các em trong đội tuyển không đựơc học chuyên sử, cũng không phải là học sinh giỏi ở môn học khác. Khi tham gia đội tuyển, giáo viên vất vả là một lẽ nhưng các em phải cố gắng, chịu áp lực rất lớn. Khả năng thành công xét theo các yếu tố đầu vào là thấp.
             
Dù khó khăn như vậy, nhưng chúng tôi cũng đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử cho các cuộc thi học sinh gỉỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
           
Xuất phát từ mục đích và sự cần thiết nêu trên, Tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thông qua chuyên đề: Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam” nhằm giới thiệu, chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, cũng để góp thêm một giọt nước nhỏ vào đại  dương mênh mông của nền giáo dục nước nhà.

Bạn đọc tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập576
  • Máy chủ tìm kiếm148
  • Khách viếng thăm428
  • Hôm nay26,849
  • Tháng hiện tại665,755
  • Tổng lượt truy cập137,017,568
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi