banner

ĐDDHTL- 35 : MÔ HÌNH ĐÀN GÀ

Thứ sáu - 28/02/2014 01:43
Tác giả: Lò Thị Phượng. Đơn vị: Trường mầm non Mường Đăng - huyện Mường Ảng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN


ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CẤP MẦM NON- SỐ 35
ĐDDHTL- 35 : MÔ HÌNH ĐÀN GÀ


Tác giả: Lò Thị Phượng
Đơn vị: Trường mầm non Mường Đăng - huyện Mường Ảng
Tên đồ dùng: “Mô hình đàn gà”        
Dạy ở hoạt động: Khám phá khoa học: làm quen với một số động vật nuôi trong gia đình; làm quen với toán; làm quen văn học; giờ chơi hoạt động góc.

1. Cấu tạo:

Gồm gà mẹ, gà con chơi quanh mẹ. Ngoài ra tạo thêm cảnh cho sinh động như có ngôi nhà, đống rơm, bụi chuối, ao sen, vườn rau, cổng, hàng rào xung quanh...


2.Vật liệu:

Vải vụn, lông gà mái thật, hạt bông, hạt vòng màu đen, vỏ hộp nước rửa bát, sốp mầu, kéo, các dụng cụ cắt tỉa, keo 502, len màu vàng, dây thép.


3.  Quy trình làm mô hình đàn gà

Thiết kế mô hình đàn gà vẽ và cắt hình gà mẹ từ miếng vải vụn, sau đó khâu lại. Nhồi bụng gà mẹ bằng hạt bông gạo, sau đó dùng dao dọc giấy vẽ và cắt cánh gà, mỏ gà bằng vỏ lọ nước rửa bát sau đó cài vào thân gà mẹ để tạo cánh gà và mỏ gà, dùng kim chỉ để khâu hạt vòng làm mắt gà. Dùng kéo cắt mào gà bằng sốp. Tiếp tục lấy keo 502 để gắn lông gà với nhau tao thành hình gà mẹ.

Gà con được làm bằng len màu vàng, cắt gắn và buộc lại. Sau đó dùng kéo cắt mỏ, mào gà con bằng xốp, chân gà được uốn bằng dây thép và bọc lại bằng len. Ngoài ra tạo thêm khung cảnh cho sinh động: Ngôi nhà, đống rơm, bụi chuối, cổng, hàng rào, ao sen, vườn rau xanh ...

4. Ứng dụng

Từ những nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm, dễ kiếm ở địa phương, Bộ đồ dùng này có thể sử dụng cho các giờ học như khám phá khoa học cho trẻ làm quen với một số động vật nuôi trong gia đình, thu hút sự chú ý của trẻ như: Hoạt động làm quen với toán nhận biết 1 và nhiều, đếm trong phạm vi 10; làm quen văn học dạy thơ “Đàn gà”, “Thăm nhà bà”, “Mười quả trứng tròn”, kể chuyện sáng tạo: “Gà con không vâng lời”; giờ chơi hoạt động góc “Xây dựng trại chăn nuôi” và được áp dụng ở các chủ đề: Gia đình, thế giới động vật,...

Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy cho trẻ trong trường Mầm non nói chung và giúp trẻ làm quen, tiếp cận với thế giới xung quang trẻ nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ, khi dạy học và cung cấp những kiến thứ mới cho trẻ cần phải có những đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Không phải chỉ là những đồ dùng có giá trị như các con vật được bày bán trên thị trường, mới đem lại hiệu quả mà từ những đồ dùng giáo viên tự làm hàng ngày như mô hình đàn gà này đã mang lại giá trị về kinh tế vừa phù hợp với điều kiện thực tế mà lại an toàn khi sử dụng cho cả giáo viên và học sinh. Hơn nữa có thể hướng dẫn trẻ cùng làm với cô, tạo sự thân thiện giữa cô và trẻ, phát huy tính sáng tạo của trẻ./.

Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay19,606
  • Tháng hiện tại40,565
  • Tổng lượt truy cập136,392,378
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi