banner

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CẤP MẦM NON- SỐ 30 ĐDDH- ĐCTL- 31: BỘ ĐỒ CHƠI DÂN GIAN

Thứ ba - 01/10/2013 21:21
Nhóm tác giả: Tổ 1 Đơn vị: Trường mầm non Quài Nưa, huyện Tuần Giáo Tên đồ dùng: Bộ đồ chơi dân gian Dạy môn: Dạy các tiết trò chơi dân gian, trò chơi mới
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CẤP MẦM NON- SỐ 30
ĐDDH- ĐCTL- 31: BỘ ĐỒ CHƠI DÂN GIAN
                            
           Nhóm tác giả: Tổ 1
           Đơn vị: Trường mầm non Quài Nưa, huyện Tuần Giáo
           Tên đồ dùng: Bộ đồ chơi dân gian     
            Dạy môn: Dạy các tiết trò chơi dân gian, trò chơi mới

1.  Cấu tạo
Quả pao, quả còn, dây keo co, đèn lồng, quang gánh, cột ném còn, bàn chơi ô ăn quan, nỏ, cung tên, đền ông sao, mặt lạ, chuyền, ném vòng cổ chai, cà kheo, nhảy sạp. Các chi tiết được cắt tỉa khéo léo, không sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho trẻ
 

2. Vật liệu
Vải vụn, gỗ, dây thừng, giấy bóng, bóng nhựa, len, đề can, tre, …

3.  Quy trình làm bộ đồ chơi dân gian
- Quả còn: Dùng vải vụn cắt nhỏ sac đó khâu lại để ra 1 đoạn không khâu sau đó nhồi bông vào sau đó khâu dây vào thành quả còn
- Quả pao: Dùng vải vụn cắt nhỏ khâu lại để ra 1 đoạn không khâu sau đó nhồi bông vào và khâu lại thành quả pao
- Quả cù: Dùng miếng gỗ gọt thành hình quả cù
- Dây kéo co: Dùng dây thừng dài khoảng 15m sau đó dùng đề để can trang trí.
- Đèn lồng: Dùng thiếp cuốn vòng quanh lại sau đó dùng len tranh trí lại thành cái đèn lồng
- Quang gánh: Dùng tre vót nhẵn sau đó uốn thành cái quang, dùng tre vót đòn gánh
- Cột ném còn: Dùng cây tre vót nhẵn sau đó uốn vòng tròn để phía trên thành cột ném còn
- Chuyền: Dùng các bông chít già lấy phần đuôi chặt ngắn làm các que chuyền,ở ngoài
- Cà kheo: Dùng cây tre cưa thành các đoạn ngắn, sau đó đục lỗ ở phần giữa đút đoạn tre ngắn vào để chân dùng đề can trang trí xung quang  thành cái cà kheo 
- Nhảy sạp: Dùng cây tre cưa thành các đoạn ngắn sau đó dùng đề can trang trí các đoạn tre lại
- Bàn chơi ô ăn quan: Dùng giấy bìa cứng cắt thành các bàn ô ăn quan sau bàn ô ăn quan thành 2 nửa bằng nhau dùng bút sáp kẻ 10 ăn quan;
- Mặt nạ: Dùng tre vót thành các lan nhỏ sau đó đan nhau mảnh nhỏ sau đó uốn vòng tròn làm miệng, dùng sơn phía  ngoài trang trí thành hình cái mặt nạ;
- Ném vòng cổ trai: dùng các trai nước mắt đã dùng hết, lấy giấy đề can trang trí phía ngoài, vót các mảnh tre uốn thành các vòng nhỏ;
- Cung tên, nỏ: Dùng tre vót nhỏ một đầu nhọn thành cái nỏ, vót tre uốn thành cái cung tên;

4. Ứng dụng
- Dạy trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi mới, các hoạt động tập thể, các hội thi bé vui khỏe, bé chơi trò chơi dân gian…
- Bộ đồ chơi dân gian được sử dụng chủ yếu trong chơi trò chơi mới, hoạt động ngoài trời ở các chủ đề trong năm học. Thông qua những đồ dùng này cho trẻ làm quen với tên gọi, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng, cách giữ gìn đồ chơi.
- Ngoài ra bộ đồ chơi dân gian này còn được sử dụng làm các nội dung tích hợp trong các tiết dạy khám phá khoa học, các hội thi của trẻ ./.
 
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 31 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 3.1 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập280
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay17,925
  • Tháng hiện tại727,284
  • Tổng lượt truy cập135,205,577
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi