SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CẤP MẦM NON -SỐ 36
ĐDDHTL- 36: MÔ HÌNH NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ
Tác giả: Tập thể Giáo viên trường mầm non Ẳng Tở
Đơn vị: Trường mầm non Ẳng Tở - huyện Mường Ảng
Tên đồ dùng: Mô hình ngã tư đường phố
Dạy ở hoạt động: Khám phá khoa học về môi trường xung quanh, âm nhạc, toán, hoạt động góc
1. Cấu tạo:
Gồm có đèn tín hiệu, các phương tiện giao thông, người đi bộ, đường một chiều, vỉa hè, phố, dãy phố, hồ sen...
2. Vật liệu:
Phoóc, sốp mút, giấy đề can, bóng nhựa, thìa sữa chua, keo gắn, dụng cụ bào gọt, cắt tỉa…
3. Quy trình làm mô hình ngã tư đường phố
Thiết kế mô hình ngã tư đường phố được đặt trên bàn phoóc với hệ thống đèn giao thông, dán giấy đề can, trên đường có nhiều người và phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp được cắt, gọt từ những mút sốp, đề can các mầu dùng keo gắn chúng lại với nhau theo bản thiết kế.
4. Ứng dụng
Được sử dụng cho tất cả các khối lớp mẫu giáo bé, nhỡ, lớn. Với mục đích cho trẻ làm quen và củng cố kiến thức về luật giao thông đường bộ, ở các giờ học, giờ chơi cho trẻ tự đặt phương tiện và người tham giao thông vào vị trí thích hợp trên ngã tư đường phố.
Mô hình này còn củng cố cho trẻ kiến thức toán: Trẻ đếm số ô tô, xe đạp, xe máy đi trên đường, số bóng đèn cao áp, các cây xanh, cây cảnh trên đường
Mô hình ngã tư đường phố có thể sử dụng ở các tiết dạy khám phá khoa học về môi trường xung quanh, cung cấp cho trẻ hình ảnh trực quan sinh động.
Mô hình này còn sử dụng ở hoạt động góc của chủ đề: Phương tiện và luật giao thông, ở góc xây dựng trẻ tự xếp mô hình ngã tư đường phố và xếp phương tiện giao thông, người khi tham gia giao thông sao cho đúng.
Khi dạy âm nhạc giáo viên dùng mô hình ngã tư đường phố để vào bài, minh họa cho ca từ trong bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố./.
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non