banner

Giải pháp nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại trường mầm non Hoa Ban, huyện Tủa Chùa

Thứ sáu - 08/05/2020 06:12
Dienbien.edu.vn - Trường mầm non Hoa Ban huyện Tủa Chùa được thành lập ngày 01/1/2020 trên cơ sở trường mầm non Mường Báng số 1 và một số điểm trường của trường mầm non Mường Báng số 3.
Hiện trường có 06 điểm bản với 3 dân tộc là Thái, Mông và Kinh sinh sống, trong đó dân tộc Mông và dân tộc Thái chiếm tới 97,4%, hầu hết trẻ mầm non dân tộc thiểu số (DTTS)  trước khi đến lớp chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong thực hiện tăng cường tiếng Việt  (TCTV) cho trẻ. Khó khăn về rào cản ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến quá trình giao tiếp và tiếp thu kiến thức của trẻ mầm non. Trước thực trạng đó, cô Nguyễn Thị Huân - Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ một số giải pháp sau:
Giải pháp thực hiện
1

          Thứ nhất, triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn TCTV cho trẻ DTTS của các cấp tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ của trẻ
          Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em Mầm non và Tiều học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025; Quyết định số 1454/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 17/11/2016 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án TCTV cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học vùng DTTS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; các văn bản hướng dẫn thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS hằng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo, của địa phương...
          Thứ hai, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung phương pháp TCTV cho trẻ DTTS
Bản thân tôi đã chỉ đạo các đồng chí trong Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hiểu rõ mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc TCTV cho trẻ DTTS, từ đó giúp cho giáo viên xây dựng kế hoạch, xây dựng môi trường trong và ngoài lớp, cách thức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh để dạy tiếng Việt cho trẻ ở nhà, cách làm đồ dùng đồ chơi, cách khai thác và sử dụng môi trường TCTV cho trẻ. 

Thứ ba, tích cực trong công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy TCTV cho trẻ
          Bản thân tôi đã tham mưu để xin kinh phí của chính quyền địa phương, tổ chức Tầm nhìn thế giới, tham mưu với phòng Giáo dục Đào tạo để hỗ trợ mua đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ GDĐT, mua cây cảnh, sửa chữa sân chơi, sửa chữa đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi,  huy động phụ huynh đóng góp kinh phí mua sách vở, tranh truyện đồ dùng học tập đầy đủ cho các cháu.
2
          
Thứ tư, hướng dẫn xây dựng và khai thác sử dụng môi trường trong lớp và ngoài lớp
           Xây dựng môi trường trong lớp: Hướng dẫn giáo viên trang trí và phân chia góc hoạt động theo đặc điểm của từng góc, hướng dẫn giáo viên, học sinh, phụ huynh để làm ra đồ chơi tự tạo theo chủ đề như đồ chơi dân gian địa phương như: quả còn, quả pao, mũ múa, quần áo dân tộc, khăn piêu, gậy sạp... làm đồ chơi bằng hột hạt, bìa cát tông, từ sỏi. Tất cả các đồ dùng đồ chơi đều dán nhãn mác đều có tên bằng tiếng Việt. Góc thư viện trang bị đầy đủ các loại sách truyện, bút màu, chữ cái các loại tranh ảnh kèm từ tiếng Việt.
          Xây dựng môi trường ngoài lớp: Vận động phụ huynh và giáo viên phối hợp với nhau thu gom vật liệu, phế liệu, để làm ra đồ chơi từ lốp xe, tre, rơm rạ, đá sỏi như: đồ chơi bập bênh, ống  chui, nhà chòi đọc sách... Các đồ chơi này đều gắn tên đồ chơi trước khi chơi trẻ đọc tên các từ chỉ tên đồ chơi đó từ đó cung cấp thêm các từ mới cho trẻ. Hướng dẫn giáo viên xây dựng và phân chia các khu vực chơi như vườn cổ tích, chợ quê, trang phục dân tộc, đồ dùng nhà nông, khu vui chơi giao thông, khu phát triển vận động, khu chăn nuôi động vật, khu vườn rau, khu trồng cây xanh, cây cảnh. Tất cả các đồ chơi này đều được gắn nhãn mác tên đồ chơi, trẻ đọc tên các nhân vật, các trang phục, các đồ dùng, các con vật, các cây hoa, cây cảnh... để học tiếng Việt.
Thứ năm, hướng dẫn giáo viên tạo môi trường thân thiện, giao tiếp tích cực
          Trẻ mầm non còn non nớt, hằng ngày xa mẹ ở bên cô, các con cần được yêu thương nâng niu chiều chuộng, để các con không chỉ mạnh dạn trong giao tiếp, học tiếng Việt mà còn thấy yên tâm khi ở bên cô ở trường, vì vậy tôi đã hướng dẫn như sau:
           Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện cởi mở, tôn trọng, đối xử công bằng, không phân biệt, kỳ thị, không thiên vị, chú ý lắng nghe trẻ nói, thái độ vui vẻ, nét mặt tươi cười và đặc biệt là phải nói với trẻ bằng tiếng Việt. Đối với trẻ mới ra lớp hoặc chưa biết hay biết ít tiếng Việt, giáo viên quan tâm nhiều hơn với trẻ. Phối hợp với cha mẹ và những người biết tiếng Việt để dạy trẻ, đặc biệt là hướng dẫn giáo viên học thêm tiếng dân tộc thông qua sự giúp đỡ của phụ huynh, theo học lớp tiếng dân tộc do Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức.
           Hướng dẫn giáo viên rèn cho trẻ tích cực giao tiếp bằng tiếng Việt, tạo cơ hội cho trẻ chơi với nhau và trò chuyện bằng tiếng Việt.
 Cung cấp cho phụ huynh những nội dung kiến thức trong từng chủ đề để phụ huynh  dạy tiếng Việt ở nhà: Cụ thể dạy trẻ gọi tên những người thân trong gia đình, đồ vật, con vật, cây cối... bằng tiếng Việt. Phụ huynh xây dựng các thư viện tại nhà cho trẻ, mua các loại sách truyện cho trẻ xem và dạy trẻ các từ ngữ trong sách truyện
3

          Thứ sáu, tổ chức tốt các hoạt động TCTV cho trẻ, duy trì học hai buổi/ngày
Hướng dẫn giáo viên thường xuyên rèn cho trẻ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo mục tiêu yêu cầu của từng độ tuổi thông qua tất cả các hoạt động theo chế độ sinh hoạt của trẻ, tăng cường cho trẻ giao lưu học hỏi với những trẻ có khả năng tiếng Việt tốt. Duy trì học hai buổi/ngày để tạo nhiều cơ hội cho trẻ học tiếng Việt.
          Thứ bảy, cho trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội của địa phương
Vào dịp lễ, dịp tết cho trẻ đi tham quan hội còn ngày xuân, tham quan cảnh đẹp của làng bản (như nhà văn hóa, cánh đồng lúa, nương ngô, rừng cây xanh, hoa ban...) từ đó giúp trẻ học cách giao tiếp với người lớn bằng tiếng Việt.
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham quan trường tiểu học trong chủ đề trường tiểu học hoặc ngày hội ngày lễ, cho trẻ vui chơi trò chuyện với các anh chị trường tiểu học để học cách giao tiếp bằng tiếng Việt.
4
Kết quả đạt được
Với những giải pháp sáng tạo, thiết thực và hiệu quả cùng với sự tâm huyết, trách nhiệm tôi cùng tập thể nhà trường đã đạt được nhiều kết quả nổi bật,          cụ thể như sau:
100% trẻ em người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi và hoàn thành chương trình GDMN 5 tuổi, 100% nhóm/ lớp học 2 buổi/ ngày và tổ chức bán trú.
Số lượng huy động trẻ: Số lượng trẻ nhà trẻ ra lớp tăng dần theo từng năm từ năm học 2015 - 2016 chỉ  26% đến nay tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 32%. Tỉ lệ trẻ mẫu giáo luôn đạt từ 99% đến 100%.
Chất lượng trẻ: Đầu mỗi năm học nhiều trẻ DTTS vẫn nói tiếng mẹ đẻ khi đến trường, chưa biết sử dụng tiếng Việt, hoặc sử dụng chưa thành thạo, nhưng sau khi đến trường học trẻ đã biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp... Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Trẻ được đánh giá đạt các mục tiêu cuối độ tuổi luôn chiếm tỉ lệ cao từ 95%  trở lên; các kỹ năng nghe, hiểu, nói tiếng Việt của trẻ hằng năm đều đạt 95% - 97%  trở lên; 100% trẻ 5 tuổi được chuyển lên lớp 1 tiểu học được cấp tiểu học đánh giá trẻ có khả năng tiếng Việt tốt.
Đối với giáo viên: Chú trọng và có thêm kinh nghiệm trong xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt, cho trẻ tập nói tiếng Việt trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ và lồng ghép tích hợp ở mọi lúc, mọi nơi; biết tạo môi trường tiếng Việt, khai thác và sử dụng tốt môi trường cho trẻ hoạt động; phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ để cùng tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Đối với nhà trường: Đã đạt giải nhất cấp huyện, giải B cấp tỉnh khi tham gia cuộc thi Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong đó có môi trường TCTV cho trẻ DTTS.
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với GDMN ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, bởi rào cản ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em không thích ra lớp làm giảm tỷ lệ huy động trẻ, khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức cũng như học các kỹ năng sống trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Dạy tiếng Việt cho trẻ em DTTS không dễ dàng, không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể phải chung tay thực hiện đặc biệt là người CBQL, giáo viên phải tâm huyết thực sự yêu nghề mến trẻ, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo vận dụng linh hoạt các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập495
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm476
  • Hôm nay17,403
  • Tháng hiện tại662,488
  • Tổng lượt truy cập135,140,781
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi