banner

GDTH - ĐDHTL2: Chiếc nón kỳ diệu của tác giả Đỗ Xuân Linh, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học Bản Bua, huyện Mường Ảng.

Chủ nhật - 10/03/2013 20:12
GDTH - ĐDHTL2: Chiếc nón kỳ diệu của tác giả Đỗ Xuân Linh, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học Bản Bua, huyện Mường Ảng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
 
SẢN PHẨM SỐ 2
ĐDDHTL 2 - CHIẾC NÓN KỲ DIỆU
         
Tác giả:  Đỗ Xuân Linh
          Đơn vị: Trường PTDT bán trú Tiểu học Bản Bua, huyện Mường Ảng.
          Tên đồ dùng: Chiếc nón kỳ diệu
          Dạy môn: Toán, Tiếng việt, Mỹ thuật
1. Cấu tạo:
Gồm 2 phần:
- Phần chóp nón phía trên.
- Phần dưới là một khối trụ  (giá đỡ)
 2. Vật liệu: bao gồm
- Sắt
- Tôn
- Giấy đề can
- Giấy bóng kính.
- Các thẻ chữ, số hình chữ nhật.
- 1 chiếc lò xo.
 
       
   3. Quy trình làm mô hình Chiếc nón kì diệu

          - Lấy ý tưởng dựa trên mô hình của chương trình chiếc nón kì diệu phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam. Gồm 2 phần:
          + Phần chóp nón phía trên được gia công, hàn lại bằng nhiều miếng tôn hình tam giác nhọn. Bên trong là khung sắt. Hàn thêm phần trục xoay ở dưới của khối chóp nón.
          - Phần dưới là một khối trụ có khung bên trong bằng sắt, bên ngoài hàn bằng tôn mỏng. Ở chính giữa của khối trụ hàn phần trục để cố định 2 chiếc vòng bi. Ở dưới của khối trụ hàn 3 thanh sắt vuông để làm chân của chiếc nón, bên trên hàn phần kim chỉ của chếc nón kì diệu.
          - Sau đó ghép 2 phần với nhau, khi đó phần chóp có thể quay theo chiều kim đồng hồ, còn phần đế hình trụ thì cố định.
          - Trang trí trên mặt nón và phần đế bằng giấy đề can với nhiều màu khác nhau.
          - Cắt giấy bóng kính, dán lên mặt nón tạo thành nhiều túi nhỏ để đựng các thẻ chữ hoặc số tùy theo mục đích sử dụng vào môn học gì.
          - Phần đỉnh chóp nón khoan một lỗ để cắm các thẻ chữ

          4. Ứng dụng

          - Đồ dùng này được sử dụng cho nhiều môn học, cụ thể:
          + Môn mĩ thuật: Sử dụng để nhận biết màu sắc.
          Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ dừng ở vị trí nào thì yêu cầu học sinh nhận biết màu ở vị trí đó.
          + Môn toán: Sử dụng trong việc tính toán các phép cộng, phép trừ phạm vi 10.
          Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ của chiếc nón dừng ở vị trí nào thì yêu cầu học sinh làm phép tính ở vị trí đó.
          + Môn tiếng việt: Sử dụng trong việc dạy ghép âm, ghép vần.
          Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ dừng ở vị trí nào thì giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần ở vị trí tương ứng.
          + Ngoài ra đồ dùng này có thể sử trong các trò chơi. Giúp học sinh thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng./.
 
Biên tập: Phòng Giáo dục Tiểu học.

Tổng số điểm của bài viết là: 27 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập365
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay18,986
  • Tháng hiện tại664,071
  • Tổng lượt truy cập135,142,364
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi