banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

VP- Sách - linh hồn của chiều dài quá khứ

Thứ tư - 15/03/2017 03:40
Dienbien.edu.vn- Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Quyết định nêu rõ, Ngày Sách Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Triết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng phát biểu: “Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành: được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”Thế nhưng, đã xa rồi cái thời mỗi người có một, hai cuốn sách “gối đầu giường”, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, văn hóa nghe- nhìn “lấn át” văn hóa đọc đã làm cho giới trẻ ngày nay xa dần với thói quen đọc sách mỗi ngày.


 
Người ta cho rằng các phương tiện nghe nhìn có thể đáp ứng tối ưu mọi nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật, bồi dưỡng tinh thần và tình cảm thẩm mỹ của con người, văn hoá đọc không còn giữ vị trí độc tôn như trước mà đã bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Tuy nhiên, nếu phân tích một cách kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy rằng, cho dù xã hội có văn minh đến đâu thì văn hoá đọc vẫn được duy trì và phát triển phù hợp theo sự phát triển của xã hội.

Văn hóa đọc ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Còn ở nghĩa rộng, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, muốn phát triển văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc sách lành mạnh của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội, của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước.

Sách là nguồn tri thức, là kết tinh tất cả những học thuyết có giá trị nhất, sách ghi lại toàn bộ lịch sử loài người. Sách là người thầy, là di huấn của người đời trước để lại cho người đời sau. Sách không chỉ ghi lại quá khứ, phản ánh hiện tại mà còn là cương lĩnh của tương lai. Nhờ có sách mà con người đã tiếp thu được tất cả tri thức của nhân loại được tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài.

Người xưa có câu : 

“Tạo chúc cầu minh, đọc thư cầu lý
Minh dĩ chiếu ám thất, lý dĩ chiếu nhân tâm ”
 
Tức là làm ra cây đuốc là để soi sáng nhà cửa, còn đọc sách là để soi sáng tâm trí, nhân tâm con người. Đọc sách không chỉ là đọc ngoài cửa miệng cho vui mà đọc để khai mở tâm trí, rèn luyện nhân tâm.

Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại từ bao thế kỷ nay, ở nhiều nước đã xuất hiện thư viện và việc tổ chức đọc sách, báo cho các tầng lớp nhân dân.

 “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày lễ Thánh Giooc-giơ 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hằng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày Sách, Tuần lễ thư viện. Từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới (có một sự trùng lặp đáng nhớ, bởi đó cũng là ngày mất của hai đại văn hào nổi tiếng tiếng giới: W. Shakespeare và M. Cervantes).


(Hội chợ sách)

 
Ở Việt Nam, hơn 10 năm nay, hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4), Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Hội Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức, phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc có quy mô quốc tế này. Từ đó đến nay, Ngày hội sách và văn hóa đọc ở nước ta đã dần trở thành nề nếp, đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa rộng rãi từ Trung ương tới các địa phương, 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Quyết định nêu rõ, Ngày Sách Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời, tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL, các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Ngày Sách Việt Nam hàng năm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm (năm 2015, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tích cực triển khai hiệu quả Ngày sách Việt Nam 21/4 với nhiều hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả, nhằm tôn vinh sách và văn hóa đọc ở VN và 2016, nhiều tỉnh, thành đã và đang tích cực triển khai hoạt động có ý nghĩa này).

Trong những năm vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã phát động phong trào đọc sách và thu nhận sách ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội và học sinh tại các trường thuận lợi. Qua đó đã nhận được hàng ngàn cuốn sách để giúp đỡ cho các thư viện, tủ sách ở các trường thuộc các huyện còn nhiều khó khăn như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Điện Biên Đông...nơi đang thiếu sách báo, khát khao tri thức. Đây có thể coi là một kết quả thiết thực, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc của ngành giáo dục và đào tạo với những nỗ lực to lớn để góp phần nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân vùng cao

Để Ngày Sách Việt Nam trở thành một hoạt động xã hội mang biểu trưng văn hóa, giống như Ngày thơ Việt Nam (Rằm Tháng Giêng) diễn ra hằng năm. Và để hoạt động có ý nghĩa này thực sự lan tỏa, đi vào cuộc sống; để góp phần nuôi dưỡng, duy trì, phát triển, khẳng định và tôn vinh Sách và Văn hóa đọc ở Việt Nam- một nước có nền văn hiến lâu đời- trước bối cảnh văn hóa nghe nhìn đã, đang lấn át mạnh mẽ văn hóa đọc ./.

Tác giả: Đoàn Trần Hiệp

Nguồn tin: Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm72
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay77,880
  • Tháng hiện tại917,597
  • Tổng lượt truy cập71,626,977
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi