banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Góp ý xây dựng tài liệu nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Thứ tư - 25/10/2023 03:53
Dienbien.edu.vn Ngày 25/10/2323, tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Góp ý xây dựng tài liệu nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có tiến sĩ Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chuyên viên của Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham gia Hội thảo có gần 80 đại biểu là cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non của 8 tỉnh khu vực phía Bắc (Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thừa Thiên-Huế, Lạng Sơn).
Đ/c Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục mầm non
chủ trì thảo luận tại Hội thảo
Hội thảo tập trung thảo luận, góp ý cho đề cương tài liệu “Nâng cao năng lực lồng ghép giới trong Chương trình GDMN và tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số” và chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong thực trạng thực hiện lồng ghép giáo dục giới, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số tại các địa phương.
Tại Hội thảo có tham luận của 8 tỉnh. Tỉnh Điện Biên tham gia thảo luận với tham luận đi sâu vào vấn đề “Khai thác yếu tố văn hóa bản địa để thực hiện lồng ghép giáo dục giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non và Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số” tại trường Mầm non xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên - đại diện cho 177 cơ sở giáo dục mầm non của tỉnh.
Đ/c Lê Thị Tuyết Hường - Hiệu trưởng, trường Mầm non xã Thanh Nưa trình bày tham luận tại Hội thảo
Đ/c Trần Thị Thúy - Phó Trưởng phòng GDMN-TH Sở GDĐT
 tham gia thảo luận tại Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Cù Thị Thủy nhấn mạnh:
Ban soạn thảo tài liệu nắm bắt những khó khăn của các địa phương, kết hợp với nội dung Hội thảo tại tỉnh Lâm Đồng sắp tới để hoàn thiện tài liệu đảm bảo tính khoa học và đặc biệt giúp cán bộ quản lý, giáo viên ở các vùng miền thuận lợi hơn trong quá trình lồng ghép giáo dục giới, tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Các địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện giáo dục về giới và tăng cường tiếng Việt cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn mỗi địa phương. Các bậc phụ huynh tiếp tục quan tâm hỗ trợ các cơ sở GDMN trong thực hiện giáo dục giới, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số./.

Tác giả: quản trị, Trần Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập228
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay50,968
  • Tháng hiện tại3,494,702
  • Tổng lượt truy cập74,204,082
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi