banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

TTr- Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động trãi nghiệm

Thứ năm - 14/12/2017 22:52
Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trãi nghiệm sáng tạo để phát triễn phẩm chất, năng lực cho học sinh, vì vậy trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên chú trọng tổ chức các hoạt đông trải nghiệm cho học sinh.
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, đặc biệt là hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, cần được khuyến khích trong trường học. Bởi lẽ hoạt động này giúp các em phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường sống.
1
Học sinh trường THPT Lương Thế Vinh
 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh những năm gần đây được các nhà trường coi trọng. Giờ học Lịch sử, Giáo dục công dân của học sinh các cơ sở giáo dục được giáo viên lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa. Học sinh được đến tham quan các di tích lịch sử, từ đó các em sưu tầm, làm video clip trải nghiệm…vv.

Các chuyên gia giáo dục cũng khẳng định, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. 

Thời gian gần đây, hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh đi gặp người nghèo, người trực tiếp lao đông sản xuất, tham gia thả cá chép ngày ông công ông táo (23/12 âm lịch) khiến cho nhận thức của học sinh thay đổi về nhận thức lẽ sống.
2
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên sinh hoạt  ngoại khóa với chủ đề “Mãi mãi khắc ghi tên anh - người chiến sĩ Điện Biên Phủ anh hùng”
 
 Từ bài học, học sinh được thực tế trãi nghiệm, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến, có tác động rõ ràng hơn. Chẳng hạn, khi được nhà trường tổ chức đến tham quan những di tích lịch sử văn hóa, nhận thức của các em về lịch sử cũng thay đổi. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức lịch sử, đồng thời, kích thích được các em ham tham quan, học hỏi, tò mò, muốn mở rộng tầm hiểu biết lịch sử quê hương, của dân tộc mình.

Học sinh cũng thay đổi nhận thức về di tích lịch sử. Nhiều thầy cô giáo sau khi đưa học sinh của mình đi tham quan, đã khẳng định: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh có tác động tích cực. Bản thân học sinh thông qua cách làm clip đã biết lồng âm thanh, hình ảnh, phối cảnh, phối hình, tạo thoại. Cách làm sáng tạo của học sinh nhiều khi khiến thầy cô ngạc nhiên vì khi giao việc cho các em họ cũng không nghĩ các em làm được như vậy. Thế nhưng thực tế học sinh đã làm được điều vượt hơn cả mong đợi của giáo viên.

Khi cho học sinh trải nghiệm sáng tạo, có những cái nhà trường không có đủ điều kiện, thời gian để truyền đạt hết kiến thức khi học ở trên lớp, nhưng thực tế trải nghiệm đã bổ sung cho các em. Các em trưởng thành cả về trình độ và nhận thức, vốn sống. Bản thân các em rút ra được kinh nghiệm sống cho mình. Như đến bảo tàng hay nơi trang nghiêm, học sinh biết ăn mặc đàng hoàng, nói năng lễ phép. Đây chính là điều thực tế đôi khi nhà trường không thể dạy hết được.  

Để phát triễn phẩm chất, năng lực cho học sinh, mỗi thầy cô giáo không những chỉ biết nói mà còn biết giải thích, biết minh họa, biết truyền cảm hứng.
 

Tác giả: Võ Hồng Kỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,114
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm2,070
  • Hôm nay457,846
  • Tháng hiện tại2,346,972
  • Tổng lượt truy cập73,056,352
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi