banner

GDTrH – Văn học nhà trường số 8: Bình minh trong tim.

Thứ hai - 05/08/2013 22:53

GDTrH – Văn học nhà trường số 8: Bình minh trong tim.

Dienbien.edu.vn - Trong lễ tri ân và trưởng thành “khi tôi 18” của THPT Chuyên Lê Quý Đôn tháng 5 năm 2013 có một nội dung khác - chia tay cô giáo NGƯT. Lê Mai với các thế hệ học trò. Tại đây Tiến sĩ Văn học Phạm Thị Xuân Châu - Thế hệ trái ngọt đầu tiên của nhà giáo Lê Mai, một những học sinh giỏi văn quốc gia đầu tiên của tỉnh Lai Châu, nay là tỉnh Điện Biên từ năm 1987, hiện đang giảng dạy tại THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã đọc bài thơ viết từ 27 năm trước tặng cô giáo của mình.
Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên và đầy ý nghĩa, cô học trò tuổi 15 khi đó đã viết về cô giáo mình với hình ảnh của "Người làm vườn", hình ảnh mà 25 năm sau cô giáo Lê Mai đã viết thành bài thơ "duyên nghiệp" của mình. Ban biên tập trân trọng giới thiệu bài thơ và những dòng cảm nghĩ của Tiến sĩ Phạm Thị Xuân Châu do nhà giáo Phạm Hồng Phong – Phó hiệu trưởng THPT Chuyên giới thiệu.
 
Bình minh trong tim
 
Có một vườn cây xanh màu tươi mát
Lá vươn lên chào đón buổi bình minh
Như tuổi học trò qua từng trang sách
Ấm mãi lời cô trong trái tim mình.
 
Cây lớn lên dưới tay người vun xới
Em lớn khôn tình cô giáo mẹ hiền
Cô yêu em trong tình yêu đất nước
Em yêu quê hương thấm máu cha anh.
 
Bình minh trong tim không bao giờ tắt
Như tình thương cô thấm mãi trong lòng
Luôn bên em bóng hình cô: người mẹ
Tình yêu cô em khắc giữ trong tim.
 
Phạm Thị Xuân Châu - Điện Biên 1985
 

Ảnh minh họa từ internet

Tôi đã viết bài thơ này từ những tình cảm hồn nhiên, trong trẻo mà cũng hết sức đằm thắm, tha thiết  khi nghĩ về cô giáo của tôi: cô Lê Mai. Và tôi đã lưu giữ nó trong trí nhớ của mình suốt hai mươi bảy năm qua. Hôm nay ngoảnh lại, tôi nhận thấy, tình cảm ấy vẫn vẹn nguyên, không thay đổi theo thời gian hay những thăng trầm biến động của cuộc đời. Và tôi biết, trên bước đường tôi đi, dù thuận lợi hay khó khăn, gian khổ; thành công, hạnh phúc hay thất bại, đắng cay, vẫn có ánh mắt cô dõi theo, như cô đã từng dõi theo bao lớp học trò  trong suốt sự nghiệp trồng người của mình.

Cho đến hôm nay, được đọc thơ của cô, tôi càng thấm thía hơn ý nghĩa cao quý của nghề dạy học và cái tâm cao quý của người thầy. Đó là tôi muốn nói đến bài thơ Người làm vườn.

Tác giả bài thơ không dùng những hình ảnh kiểu cách như "người thắp lửa",  người lái đò trên dòng sông tri thức", hay  "kỹ sư tâm hồn"mà chỉ đơn giản ví người thầy dạy học như một người làm vườn. Hình ảnh tuy bình dị nhưng lại nói được đầy đủ chất thơ của nghề cao quý ây. Bài Người làm vườn  là bài thơ cô đã viết sau hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục. Bài thơ không chỉ là tâm huyết, trải nghiệm, nghĩ suy mà còn là một lời sẻ chia, nhắn nhủ: Chỉ khi nào, người làm vườn nâng niu, chăm sóc những "hạt giống quý" bằng tất cả tình yêu thì mới có thể mang đến cho đời những "mùa quả ngọt":  là sự nở hoa kết trái kỳ diệu của tài năng, trí tuệ, tâm hồn học trò.

Tôi hạnh phúc vì mình đã được trưởng thành từ chính tình yêu, sự nâng niu, chăm sóc của cô ngày ấy, dù rằng khi đó cô còn rất trẻ: những năm đầu của cô khi mới bước vào nghề.
 
       Giới thiệu: Ths. Phạm Hồng Phong – THPT Chuyên Lê Quý Đôn.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm419
  • Hôm nay28,433
  • Tháng hiện tại885,747
  • Tổng lượt truy cập135,364,040
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi