banner

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chủ nhật - 25/02/2024 22:55
Dienbien.edu.vn - Ngày 27/1/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chú trọng phát huy tối đa yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển nhanh và biền vững của tỉnh Điện Biên.
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Điện Biên với quy mô khoảng 9.539,92 km2, gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Mường Nhé, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và huyện Nậm Pồ.
Quan điểm phát triển của Quy hoạch xác định tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh với nông, lâm nghiệp là nền tảng; xây dựng là động lực và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong phát triển tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,51%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 12,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42,4% (trong đó công nghiệp chiếm khoảng 12,1%). GRDP bình quân/người đạt trên 113 triệu đồng (theo giá hiện hành), năng suất lao động đạt 190,0 triệu đồng (theo giá hiện hành); giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều xuống còn dưới 8%.
Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng tỉnh Điện Biên là tỉnh phát triển khá của cả nước, là trọng điểm du lịch lịch sử - văn hóa, sinh thái quốc gia, có đẳng cấp quốc tế; người dân có thu nhập cao, chất lượng cuộc sống tốt, hạnh phúc. Các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là văn hóa dân tộc H'Mông, dân tộc Thái được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền.
Các đột phát phát triển bao gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, Điện Biên phát triển theo mô hình cấu trúc không gian 04 trục động lực - 03 vùng kinh tế - 04 cực tăng trưởng. Trong đó:
04 trục động lực gồm: Trục kinh tế động lực theo quốc lộ 279, tuyến cao tốc Điện Biên - Sơn La - Hà Nội, gắn với cảng hàng không Điện Biên; Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 6 (kết nội thị xã Mường Lay với khu vực huyện Tuần Giáo và các tỉnh thành phố Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội); Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 4H kết nối với vùng phía Tây của tỉnh (Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé đến A Pa Chải).
03 vùng kinh tế gồm: Vùng kinh tế I - vùng kinh tế động lực (Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông) phát triển nông lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ…; Vùng kinh tế II (huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng), phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, du lịch…;  Vùng kinh tế III (huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và Thị xã Mường Lay), phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản, du lịch thương mại dịch vụ,…
04 cực tăng trưởng gồm: Thành phố Điện Biên Phủ; Thị xã Mường Lay; Thị trấn Tuần Giáo; Thị trấn Mường Nhé.
https://s3-hn-2.cloud.cmctelecom.vn/vietnamhoinhap.vn/vnhn-media/24/1/29/dien-bien-quyet-tam-dat-muc-tieu-tro-thanh-tinh-phat-trien-kha-trong-khu-vuc-vao-nam-2030_65b74e969d75e.jpg
Một góc thành phố Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao
Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Điện Biên chú trọng tập trung nghiên cứu ban hành, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động..., thu hút giải phóng các nguồn lực. Thực hiện các giải pháp để tạo đột phá trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh với trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.
Đối với Ngành giáo dục và đào tạo, đảm bảo quy mô học sinh các cấp, đặc biệt đối với học sinh là người dân tộc thiểu số dựa trên việc phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đáp ứng nhu cầu của Nhân dân theo hướng khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập trường tư thục ở những nơi có điều kiện; tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú; phát huy vai trò của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của Nhân dân. Dự kiến thành lập trường Đại học Điện Biên Phủ trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hiện có, phủ hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triền của tỉnh Điện Biên.
https://dienbien.edu.vn/uploads/news/2024_02/image-20240207084708-3.png
Các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ngành Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tao các cấp học hướng đến phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực của người học; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo.
Đảm bảo bố trí đủ quỹ đất cho giáo dục và đào tạo, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục theo hướng chuần hóa, hiện đại hóa đạt trình độ các nước tiên tiến thông qua việc kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa từ nguồn ngoài ngân sách để đảm bảo nhu cầu học tập của người dân và chất lượng giáo dục của tỉnh.
Về phương án phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo: đến năm học 2030 - 2031, toàn tỉnh có 166 trường mầm non, 143 trường tiểu học, 138 trường trung học cơ sở, 36 trường trung học phổ thông. Đối với giáo dục thường xuyên, duy trì 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên (01 trung tâm cấp tỉnh và 09 trung tâm cấp huyện), các trung tâm ngoại ngữ - tin học và các trung tâm học tập cộng đồng. Tiếp tục duy trì 01 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập của tỉnh. Thành lâp trường Đai học Điện Biên Phủ trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hiện có, phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh Điện Biên và các tỉnh lân cận./.

Tác giả: quản trị, Phan Bá Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay25,592
  • Tháng hiện tại659,730
  • Tổng lượt truy cập136,112,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi