banner

GDTH - Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ củng cố, vững mạnh và phát triển.

Thứ ba - 22/12/2015 02:29
GDTH- Nậm Pồ là huyện biên giới được tách từ huyện Mường Nhé và huyện Mường Chà năm 2013 theo Nghị quyết số 45/NQ-CP của Chính phủ. Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, dân số trên 4,5 vạn người, có 8 dân tộc chung sống trên địa bàn, bao gồm dân tộc Mông chiếm 69,18%; Thái 18,5%; Khơ Mú 1,58%; Kháng 0,91%, Dạo 4,15%; Hoa 1,52% ; Cống 0,75%; Kinh 3,21% còn lại là các dân tộc khác. Giao thông đi lại giữa các xã trong huyện hiểm trở, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Đời sống nhân dân các dân tộc gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo cao chiếm 54,07%, sản xuất độc canh, chủ yếu là nông nghiệp tự cung, tự cấp, thu nhập bình quân đầu ngư¬ời còn thấp.
Từ khi thành lập huyện Nậm Pồ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tập trung đầu tư nhân lực, vật lực nhằm phát triển sản xuất, kết cấu hạ tầng. Đến nay kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện: 15/15 xã có điện lưới quốc gia và được phủ sóng thông tin di động; nhu cầu và điều kiện học tập của con em các dân tộc được quan tâm; quy mô mạng lưới trường lớp và học sinh tăng nhanh; đội ngũ giáo viên các cấp học đảm bảo đủ số lượng, trình độ và năng lực. Năm 2015 toàn huyện có 40 trường gồm: 11 trường Mầm non: 261 nhóm, lớp với 5.041 trẻ; 15 trường Tiểu học: 425 lớp 6.870 học sinh; 11 trường Trung học cơ sở: 158 lớp 4.494 học sinh và 03 trường Trung học phổ thông trong đó có 02 trường THPT Nậm Pồ, Phổ thông dân tộc nội trú THPT đã có quyết định thành lập nhưng chưa hoạt động giáo dục;  có 21 trường PTDTBT (tăng 13 trường so với thời điểm chia tách huyện) 12 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, đạt tỷ lệ 32,4% (tăng 8 trường); số trường đạt mức chất lượng tối thiểu từ mức độ 2 trở lên là 10 trường (trong đó cấp mầm non 8 trường, cấp tiểu học 2 trường). Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, con em đồng bào các dân tộc được đến trường học tập, ăn ở sinh hoạt tại trường. Nhận thức về giáo dục của nhân dân có sự chuyển biến tích cực, là nhân tố quyết định sự thành công của giáo dục huyện Nậm Pồ.


Học sinh trường tiểu học Si Pa Phìn

Để có được những thành công ban đầu đó, ngay sau khi chia tách và thành lập huyện, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan liên quan đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là đồng chí trưởng Phòng Giáo dục nắm bắt tình hình chung, báo cáo thực trạng giáo dục. Các nguồn vốn sau đó được tập trung ưu tiên bố trí để mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhỏ...lên đến hàng chục tỉ đồng. Kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp như Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Sở giáo dục và Đào tạo, công ty xi măng Điện Biên, doanh nghiệp xây dựng và Thương mại tư nhân số 6, Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội là hơn 7 tỷ đồng


Học sinh trường PTDTBT tiểu học Nà Khoa chăm sóc vườn rau

Bên cạnh đó là sự vào cuộc quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện đã thổi vào tâm thức của mỗi thầy cô giáo, thắp lên ngọn lửa tâm huyết, nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, với phương châm nhà nước và thầy cô cùng làm, tập thể giáo viên các trường học đã cống hiến hàng chục nghìn ngày công lao động, hàng tỉ đồng làm thay đổi diện mạo quang cảnh các trường học. Hàng loạt những phòng học tạm, tranh, tre, nứa, lá được thay bằng những phòng học ba cứng, phòng công vụ, phòng nội trú học sinh, cụ thể cả huyện có 826 phòng học trong đó có 384 phòng học kiên cố, 53 phòng bán kiên cố, 389 phòng học ba cứng; 350 phòng nội trú học sinh; 287 phòng công vụ; 173 nhà vệ sinh, công tác xây dựng trường “Xanh-Sạch-Đẹp” được quan tâm, hiện tại toàn huyện có 37/37 trường đã triển khai hệ thống các hạng mục như sân trường, tường rào, trồng cây xanh... tổng diện tích sân chơi đã được bê tông là: 36.190 m2, độ dài tường rào của các trường được xây dựng là: 42.943 m, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư nâng cấp, thay thế nhất. Đặc biệt là đối với các trường học phổ thông dân tộc bán trú và các trường Mầm non cơ bản đã được cung cấp đủ số trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi theo quy định. Chất lượng giáo dục từng bước ổn định, tỷ lệ học sinh chuyển lớp các cấp học đạt 98%, học sinh giỏi cấp huyện  đạt 2,2 % , tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 99.9%.

Nói về công tác giáo dục huyện Nậm Pồ đồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thuận phấn khởi cho biết, từ khi chia tách và thành lập huyện, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo được các đồng chí Lãnh đạo các cấp quan tâm đặc biệt, để đáp lại sự tin tưởng đó tập thể cán bộ giáo viên, học sinh ngành giáo dục và đào tạo huyện đã ra sức phấn đấu, lập nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, học tập đặc biệt là việc quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, cảnh quang sân trường thân thiện xanh, sạch, đẹp, tạo sự tin tưởng để đồng bào các dân tộc gửi gắm con em học tập.


Đồng chí Nguyễn Xuân Thuận- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đến các nhà trường của huyện hôm nay, chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước sự thay đổi nơi đây, những phòng học tạm tranh, tre, nứa, lá nay được thay bằng những phòng học ba cứng ấm áp, mát mẻ, những khoảng sân trường quyện đất mến người, nay được bê tông hóa, những bồn hoa cây cảnh xinh xắn, hàng cây xanh mát rượi lấp ló những khẩu hiệu mang tính nhân văn, phòng ăn, phòng ở, các công trình vệ sinh được quy hoạch sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp, xa xa những vườn rau xanh mướt được những bàn tay của cô trò chăm sóc vun trồng càng làm ấm lòng những người làm công tác giáo dục như chúng tôi.

Chia sẻ về bí quyết thành công trong việc tạo dựng cơ sở vật chất các nhà trường khang trang, sạch đẹp đồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo nói. “Nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và công sức, trí tuệ các thầy cô giáo, học sinh, nhân dân, công tác giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ từng bước được ổn định”, Chúng tôi tin tưởng rằng với sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ngành giáo dục và đào tạo của huyện Nậm Pồ sẽ ngày càng vững mạnh và phát triển.

Tác giả: Ngô Văn Đô- Tư vấn Dự án VNEN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập193
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay23,893
  • Tháng hiện tại712,274
  • Tổng lượt truy cập136,164,643
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi