banner

GDTrH - “ Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPTQG xuất phát từ thực trạng chất lượng đầu vào của trường THPT Phan Đình Giót”

Thứ năm - 17/03/2016 22:13
Tham luận tại Hội thảo Bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng các môn thi THPT quốc gia năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tổ chức
Kết quả thi THPT quốc gia hàng năm là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng giáo dục của một nhà trường. Trong những năm qua, cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy của trường THPT Phan Đình Giót luôn quan tâm đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và tđỗ vào các trường ĐH, CĐ theo nguyện vọng của học sinh. Nhà trường xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.

Trường THPT Phan Đình Giót được thành lập từ năm 2000, tính đến nay đã bước sang tuổi 16. Trong 16 năm xây dựng và trưởng thành, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không ngừng được nâng lên nhà trường, khẳng định được vị thế tốp đầu trong khối các trường THPT. Nhà trường đã được các cấp, ngành, các cơ quan chức năng ghi nhận, được công nhận là trường chuẩn quốc gia, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương LĐ hạng nhì.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu cấp bách về công cuộc đổi mới toàn diện của ngành giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương số 29, trong đó chỉ rõ đổi mới về cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh. Cùng với đó là những đổi mới trong công tác đánh giá, thi tốt nghiệp và thi tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Để làm tốt nhiệm vụ nâng cao tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ, Ban Giám hiệu nhà trường đã tổ chức các cuộc giao ban, hội thảo đánh giá, phân tích thực trạng, nguyên nhân nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp.

1. Thực trạng:

Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường còn rất thấp

           
Học sinh tuyển vào trường chủ yếu là con em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện cá nhân, gia đình học sinh còn nhiều khó khăn; kỹ năng sống còn hạn chế, số lượng học sinh bán trú dân nuôi (trọ học) khá lớn. Cụ thể:
 
 
 
 
Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp so với tỷ lệ trung bình của ngành (khối các trường THPT) chưa ổn định có những năm còn thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của toàn ngành.
 
 
 
Việc xây dựng kế hoạch, nội dụng, việc tổ chức ôn tập của giáo viên một số bộ môn chưa đạt hiệu quả nên điểm bình quân các môn thi chưa cao, một số môn còn thấp hơn so với điểm bình quân toàn ngành

Điểm TB theo môn thi năm 2015:

 
 
 
Điểm bình quân các môn thi THPT Quốc gia năm 2015.
 
 
 
 
2. Giải pháp

Từ thực trạng trên, nhà trường đã và đang tập trung đưa ra các biện pháp để nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT QG; qua đó nâng cao chất lượng và tỷ lệ học sinh đỗ TN, đỗ vào các trường ĐH, CĐ. Trong quá trình thực hiện  trường Phan Đình Giót đã nhận được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Sở, lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở, các thầy cô Hiệu trưởng của các trường.                                                          

Hôm nay cho tôi được xin phép thay mặt toàn thể thầy và trò nhà trường xin được cảm ơn sự giúp đỡ và chia sẻ của quý vị. Đồng thời qua đây cho tôi được trao đổi trước hội thảo: “ Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT QG xuất phát từ thực trạng chất lượng đầu vào của trường THPT Phan Đình Giót”.  

Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa các thầy, cô giáo!

Có thể những biện pháp chúng tôi nêu sau đây đối với các trường bạn là những điều không mới, nhưng với những biện pháp này trường THPT Phan Đình Giót đã có những bước tiến thành công nhất định, kính mong quý vị lưu tâm và có thêm những ý kiến quý báu, giúp chúng ta thành công hơn nữa.

Thứ nhất: Đối với công tác quản lý của BGH

- Trong những năm qua, Ban giám hiệu luôn chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp. chỉ tiêu đặt ra của trường về lượng HS đỗ tốt nghiệp là ngang bằng hoặc trên mặt bằng chung tỷ lệ đỗ TN của tỉnh 5%.

- Để đạt được kết quả trên, từ đầu năm, Ban giám hiệu nhà trường đã tập trung xây dựng kế hoạch ôn thi tổng thể của nhà trường và tổ chức thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch chúng tôi đã lưu ý:

* Bám sát các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ, Sở GD và ĐT.

* Kế hoạch phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng của nhà trường.

* Đảm bảo các quy định về thực hiện chương trình, mốc thời gian cho các giai đoạn ôn tập.

* Các yêu cầu về nội dung ôn tập phải phân định rõ giữa những yêu cầu chung và riêng cho từng môn.

* Chú trọng đến công tác hướng dẫn, tư vấn việc chọn môn thi sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh.

- Trong quá trình tổ chức ôn tập phải chú trọng đến công tác quản lý nề nếp dạy và học như chính khóa.

- Tiến hành khảo sát nguyện vọng chọn môn thi của học sinh và tổ chức chia lớp ôn theo nguyện vọng của học sinh ngoài giờ học chính khóa.

- Đưa chỉ tiêu chất lượng thi THPT QG của HS thành tiêu chí để đánh giá thi đua, đánh giá năng lực của CB,GV.

- Duy trì việc tổ chức thi thử cho học sinh vào cuối các đợt ôn thi, chấm thi và thông báo kết quả để học sinh biết, so sánh, tự đánh giá; giáo viên tìm ra những hạn chế của học sinh trong từng phần kiến thức lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh việc ôn tập (nên tổ chức 2-3 lần).

- Tổ chức tốt việc giảng dạy, ôn tập, kiểm tra đối với các môn không trong danh mục thi THPTQG như môn: GDCD; GDQP; Công nghệ; Tin học. Vì những môn này cũng góp phần quan trọng vào tổng điểm TB của lớp 12 để tham gia xét TN. Trong quá trình thực hiện, tiến độ chương trình được đảm bảo đầy đủ, không cắt xén; giáo viên và học sinh nghiêm túc thực hiện với động lực nâng điểm cộng trong kết quả xét tốt nghiệp THPT.

Xây dựng kế hoạch chi tiết hỗ trợ đưa và đón học sinh khi tham gia thi tốt nghiệp để các em dồn tâm sức ôn tập, vững tâm bước vào trường thi.

Đánh giá: Với kết quả đạt được đã chứng minh việc quản lý của BGH hợp và sát mục tiêu. Nhà trường cũng không vì thành tích ảo mà đánh giá nhẹ tay về kết quả học tập của lớp 12; kết hợp đồng đều giữa dạy học chính khóa và ôn thi TN để khắc sâu về kiến thức học sinh.

Thứ hai: đối với giáo viên bộ môn

Giáo viên bộ môn có vai trò hết sức quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng các môn thi để thực hiện được nhiệm vụ này giáo viên bộ môn phải thực hiện tốt những công việc sau:

- Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, kế hoạch ôn thi của nhà trường, tổ chuyên môn, cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo viên xây dựng riêng cho mình một kế hoạch giảng dạy và ôn tập cụ thể, chi tiết đến từng chủ đề, chuyên đề và sát đối tượng. Mỗi chuyên đề phải có phần lý thuyết và bài tập. Phần lý thuyết nên hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Phần bài tập nên có phần bài tập mẫu và bài tập tự làm (có gợi ý đáp án). Bài tập nên phân dạng và theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng dần các bài tập mở, gần gũi với thực tế đời sống.

- Chú trọng đến việc dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm việc giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng, chú ý đến cách trình bày bài đối với các môn tự luận, đặc biệt những môn như Lịch sử, Ngữ văn các em phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình; môn ngoại ngữ phải biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng của mình (HS hay mất điểm ở phần này). Trong quá trình dạy giáo viên cũng phải hướng tới cách dạy học hiểu và vận dụng kiến thức để giúp đỡ các em nắm được bản chất vấn đề.

- Trong quá trình giảng dạy và tổ chức ôn tập nên phân nhóm học sinh theo trình độ, giao nhiệm vụ phù hợp với nhóm đó. Sau mỗi chuyên đề cần có các bài kiểm tra ngắn để đánh giá mức độ đạt được của học sinh; từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý. Cuối đợt ôn nên có bài kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá được khả năng thực của học sinh.

- Lưu ý phân tích cho học sinh cấu trúc đề thi (như năm 2015); hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài thi; rèn kỹ năng cách làm nhanh và nhận diện dạng bài tốt để khi gặp các dạng đề có thể xử lý nhanh nhất. Đơn cử như: Câu dễ làm trước, khó làm sau, trắc nghiệm làm hết; chọn câu đúng; loại trừ câu sai... nhiều điểm dành nhiều thời gian; trình bày chi tiết tránh làm tắt mất điểm, câu hỏi phải có câu trả lời).

- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tư vấn cho học sinh chon môn thi, khối thi phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân học sinh. Với những trường hợp chọn quá nhiều môn thi, khối thi GV tư vấn để học sinh tập trung vào một số môn nhất định.

Cốt lõi của việc giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp của giáo viên là: động viên, khuyến khích; sát đối tượng, tổng hợp kiến thức cơ bản và rèn kỹ năng với các dạng đề, đưa ra các tình huống để học sinh tự giải quyết.

Thứ ba: đối với tổ chuyên môn.

   - Trong công tác ôn thi tốt nghiệp của trường, TCM không chỉ là diễn đàn trao đổi về chuyên môn mà còn giúp giáo viên tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh bất cập trong việc thực thi nhiệm vụ ôn thi tốt nghiệp.

   - Trên cơ sở cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT kết hợp với kết quả phân tích điểm thi THPT QG năm 2015 của Sở GD, Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn tập phù hợp với học sinh trường mình.

- Tổ CM phải có kế hoạch dạy riêng cho nhưng học sinh có nguy cơ bị điểm liệt(tăng buổi, ôn luyện kiến thức nền, thậm chí đặt mục tiêu chống điểm liệt)

- Tăng cường việc trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm dạy học kể cả việc dạy học phụ đạo, ôn tập.

Thứ tư: đối với giáo viên chủ nhiệm

- Giáo viên chủ nhiệm là người định hướng, tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành nghề, khối thi, môn thi, cụm thi phù hợp với khả năng của từng em.( không để học sinh lựa chọn môn thi theo phong trào)

- GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh và nhà trường để quản lý việc học tập của học sinh, đặc biệt là quản lý việc tự học của học sinh.

- Vận động học sinh tham gia đầy đủ các lớp ôn tổ chức tại trường.

- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để động viên khuyến khích học sinh học tập; nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm của học sinh để có điều chỉnh hợp lý trong việc giáo dục, uốn nắn, thay đổi hạn chế của các em.

Kết quả:

Với những biện pháp nêu trên bước đầu nhà trường đã thu được những kết quả nhất định:

1. Điểm bình quân các khối thi ĐH & CĐ, tỷ lệ hs đỗ nguyện vọng I vào các trường CĐ, ĐH đã tăng dần qua các năm. ( số hs dự thi vào các trường CĐ, ĐH có tỷ lệ tương đối cao 80%)

 
 2. Điểm bình quân của một số môn thi THPTQG năm 2015 đã cao hơn so với điểm bình quân của ngành.
 
 

 
 
3. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm giữ vững và tăng.
 
  
 
 Bài học kinh nghiệm:

- Việc chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho học sinh tham gia vào kỳ thi THPT Quốc gia phải được chuẩn bị kỹ từ đầu khóa học ( thông qua việc trang bị những kiến thức cơ bản, công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh)

- Công tác tư vấn để học sinh lựa chọn được môn thi, khối thi phù hợp với năng lực của học sinh có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến việc đỗ trượt của học sinh.

- Nâng cao kết quả học tập lớp 12 ( theo hướng bền vững) để học sinh có khả năng đỗ TN, được xét học vào các trường CĐ, ĐH cao hơn.

- Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch học tập và ôn tập, việc tổ chức dạy học của giáo viên bộ môn phải bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, định hướng của các bộ đề minh họa...

- Duy trì nề nếp dạy và học, tạo không khí thi đua học tập.

Kiến nghị:

- Sở GD & ĐT tổ chức các buổi tư vấn, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và hướng dẫn thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016.

Tác giả: Phạm Văn Cường

Nguồn tin: Trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay25,697
  • Tháng hiện tại691,251
  • Tổng lượt truy cập136,143,620
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi